Vitamin & Sức khỏe

Gợi ý 6 cách để chế biến đồ ăn dặm đủ dinh dưỡng cho con

6 cách để chế biến đồ ăn dặm đủ dinh dưỡng cho con – Ăn dặm là giai đoạn sau 6 tháng đầu đời của các bé nên cần tới một chế độ ăn lành mạnh và đủ chất. Tuy nhiên bạn đang băn khoăn không biết nên chế biến thế nào để có thực đơn đa dạng cho các bé. Hãy cùng Thegioimebe.com.vn tìm hiểu và gợi ý tới bạn 6 cách để chế biến đồ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho con nhé!

Thời điểm thích hợp để bé tập ăn dặm

Thời điểm thích hợp để bé tập ăn dặm theo Viện dinh dưỡng quốc gia

Ăn dặm được hiểu là quá trình trẻ chuyển hóa từ chế độ ăn từ sữa mẹ – sữa công thức sang chế độ ăn kết hợp với các thực phẩm thô như cháo, bột, rau củ. 

Đây được xem là bước quan trọng về sự chuyển biến lớn từ chế độ ăn dạng lỏng sang dạng sệt và cuối cùng là dạng đặc. 

Vậy thời điểm thích hợp để bé tập ăn dặm là từ mấy tháng tuổi, cũng như có dấu hiệu nhận biết hay không?

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia thì từ 6 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để cho bé tập ăn dặm. Tuy nhiên đây chỉ là giai đoạn tập ăn dặm bằng các thực phẩm có dạng sệt hơn sữa chứ chưa phải dạng lợn cợn. 

Từ tháng thứ 7 trở đi thì bạn có thể cho bé ăn dặm hoàn toàn dựa theo chế độ, thực đơn mà bạn chuẩn bị cho bé.

>>> Xem thêm:  Báo giá sữa công thức tốt cho trẻ sơ sinh

Một số lưu ý khi lên thực đơn chế biến đồ ăn dặm cho bé

Khi lên thực đơn chế biến đồ ăn cho bé, các bậc phụ huynh thường chú trọng vào việc tìm kiếm thực phẩm phong phú, thay đổi món ăn đa dạng nhưng các bé lại biếng ăn, hấp thụ kém. 

Do đó, để đảm bảo việc ăn dặm hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ thì bạn cần lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng cách, khoa học và hợp lý.

Lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm cho bé

– Ban đầu, bạn nên cho trẻ ăn dặm bằng các muỗng nhựa mềm để hạn chế tối đa việc làm tổn thương đến nướu răng. Đồng thời điều chỉnh từ ăn ít đến nhiều và từ loãng đến đặc dần. 

Bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn 6 tháng tuổi còn non, tuyến nước bọt chưa có đủ Enzyme để tiêu hóa các thực phẩm đặc nên cần phải ăn từ loãng để bé quen dần

– Khi mới tập ăn mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn từ vị ngọt đến mặn để bé tập thích nghi với thức ăn khác sữa mẹ. Bạn nên chọn loại thực phẩm có vị ngọt thanh như chuối, khoai lang sẽ dễ để bạn nghiền mịn và trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này sẽ giúp bé nhận biết mùi vị quen thuộc cũng như dễ ăn hơn.

– Sau một thời gian thì bạn có thể cho bé ăn các loại rau, thịt cá. Tuy nhiên bạn lưu ý không nêm muối, mì chính bột ngọt hay hạt nêm bởi giai đoạn này chưa thích hợp cũng như gây tổn thương đến thận của trẻ.

>>> Xem thêm: Giá mua sữa bột ColosMult chính hãng  

6 cách để chế biến đồ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho con

6 cách để chế biến đồ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ giúp thúc đẩy phát triển toàn diện:

Cháo yến mạch trộn cùng trứng và cà rốt: bạn chỉ cần chuẩn bị yến mạch đã xay nhuyễn, 1 lòng đỏ trứng gà và 1 củ cà rốt nhỏ.

Các món cháo cho bé ăn dặm

Yến mạch sau khi băm nhuyễn thì ngâm vào nước tầm 30 phút và vớt ra để ráo. Phần cà rốt thì bạn băm nhỏ hạt lựu và hấp chín đều.

Sau đó cho yến mạch vào nước nấu sôi đến khi yến mạch chín mềm thì cho lòng đỏ trứng vào đánh đều, 5 phút sau thì bỏ cà rốt vào, nấu sôi và tắt bếp là hoàn thành.

Cháo thịt gà bí đỏ: nguyên liệu gồm gạo tẻ, ức gà – bí đỏ cắt miếng, phô mai.

Nấu cháo bằng gạo tẻ, thịt gà sau khi hấp chín thì xé nhỏ và nghiền nguyễn với bí đỏ. Khi xong thì cho bí đỏ, thịt gà kèm phô mai vào nồi cháo đun nóng. 

Súp khoai tây kèm cà rốt và táo: nguyên liệu gồm ½ táo đã cắt nhỏ, cà rốt thái hạt lựu, khoai tây xắt nhỏ, dầu ăn, hành.

Bạn chỉ cần xào qua táo, cà rốt, khoai tây và cho nước vào nấu nhừ đến khi hỗn hợp nhuyễn là có thể cho bé ăn.

Cháo tôm, bí đỏ: nguyên liệu gồm bí đỏ, tôm tươi, gạo tẻ, dầu ăn.

Nấu cháo với bí đỏ trong thời gian nhất định, sau đó bỏ tôm vào khuấy đều. Khi cháo chín thì bỏ thêm một thìa dầu ăn trẻ em vào. 

Yến mạch rau củ: nguyên liệu gồm cà rốt, khoai lang và yến mạch.

Sau khi ngâm yến mạch thì đem lên bếp đun 10 phút đến khi nhừ, nhuyễn thì bỏ thêm khoai lang, cà rốt, đun lửa nhỏ tới khi chín thì tắt bếp.

Cháo thịt gà bí đỏ, đậu hà lan: nguyên liệu gồm thịt gà, bí đỏ, đậu hà lan. 

Nấu chín bí đỏ rồi thả thịt gà và đậu hà lan vào, đun tầm 3 phút thì tắt bếp để nguội là có thể cho bé ăn.

Xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp cho bé

Hy vọng bài viết về gợi ý 6 cách để chế biến đồ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho con này sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn, tham khảo để tìm cho mình mẫu sản phẩm phù hợp với yêu cầu và mong muốn của bạn nhất!

Chia sẻ
Thegioimebe.com.vn

Recent Posts

Bình Xịt Khử Mùi Diệt Khuẩn Ô Tô Meguiar’s : Đánh Giá Chi Tiết Về Hiệu Quả Và Ưu Điểm 2023

Bình Xịt Khử Mùi Diệt Khuẩn Ô Tô Meguiar’s không chỉ giúp loại bỏ mùi…

9 tháng ago

Chuyên Gia Cảnh Báo. Để Ngừa Di Chứng Sau Khi Dính F0, Người Bệnh Cần Kiêng Ăn 3 Thứ:

F0 không nên ăn gì, ăn gì, mời bạn đọc đọc qua bài viết dưới…

2 năm ago

Dầu Ăn Dặm Bổ Não Mămmy Có Tốt Không? Sự Thật Bất Ngờ!

Dầu ăn dặm bổ não Mămmy là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ…

2 năm ago

Ăn Dặm Bổ Não Là Cánh Cửa Thay Đổi Cuộc Đời Con Bạn Như Thế Nào

Ăn dặm bổ não là gì? Ăn dặm bổ não là phương pháp ăn dặm…

2 năm ago

XỊT MŨI LIVESPO NAVAX CÓ TỐT KHÔNG? MUA CHÍNH HÃNG Ở ĐÂU

Xịt mũi livespo navax là sản phẩm xịt đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng…

2 năm ago

BÌNH SỮA TOMOCOMO CÓ TỐT KHÔNG, MUA ĐÂU GIÁ RẺ

Bình sữa tomocomo giả, làm sao phân biệt được: Sau khi hàng giờ ngồi lang…

2 năm ago