Phải Làm Sao Khi Trẻ Ăn Vạ? 6 Cách Xử Lý Trẻ Ăn Vạ, Bố Mẹ Áp Dụng Chưa?

Trẻ ăn vạ phần lớn nguyên nhân đều do người lớn quá nuông chiều mà ra. Thói quen này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ cũng như tính cách của trẻ sau này nếu bố mẹ không biết cách xử lý trẻ ăn vạ như thế nào cho đúng. Cùng Thế giới mẹ bé đi tìm câu giải đáp về về việc phải làm sao khi con hay ăn vạ ngay sau đây nhé!

Trẻ ăn vạ – nguyên nhân do đâu

Trẻ ăn vạ thường  có những cách như lăn ra khóc lóc, đồi cái gì là đòi cho bằng được, nếu không được đáp ứng chúng sẽ khóc thét lăn lóc rất lâu. Trẻ ăn vạ thường có thói quen dựa dẫm và bám vào người nào hay chiều chuộng trẻ hàng ngày hoặc khi trẻ biết được làm như thế bố hoặc mẹ sẽ đáp ứng yêu cầu của chúng. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu là do thói quen bao bọc và nuông chiều của người lớn.

Yêu thương trẻ có nhiều cách, tuy nhiên, với tâm lý chung của bố mẹ nào cũng muốn con mình vui vẻ, không thiếu thốn gì. Cho nên khi thấy con khóc quấy là thương xót, phải dỗ dành đáp ứng yêu cầu ngay, nhưng càng làm vậy con càng lấn tới. Bởi vì trẻ con rất tinh tế ở chỗ biết cách ăn vạ như thế nào, biết ăn vạ với ai?

Thường khi trẻ nhỏ, khi muốn cái gì đó mà không được đáp ứng thì trẻ thường khóc lóc để đòi. Nhiều ông bố bà mẹ thấy thế xót con, chiều con nên sẽ đáp ứng cho chúng. Lâu dần thành thói quen, đầu là chỉ khóc lóc, khi bố  mẹ không cho thì trẻ sẽ chuyển khóc thét, lăn lóc, ném đồ…Thường bố mẹ hay co tâm lý trẻ nhỏ chưa biết gì, chiều một chút rồi lớn lên chỉnh dần. Nhưng bố mẹ đâu biết được ngay từ nhỏ đã hình  thành cho trẻ một thói quen trong tiềm thức là chúng muốn gì là phải đòi cho được bằng mọi cách, lớn lên càng khó sửa.

Ở độ tuổi nào trẻ con cũng biết cách ăn vạ cả.

Xử Lý Trẻ Ăn Vạ

Xử Lý Trẻ Ăn Vạ

Với trẻ khoảng từ 3 – 4 tháng tuổi đã biết cách học ăn vạ rồi. Những biểu hiện như: không chịu nằm, hễ mẹ lót xuống nằm là khóc, phải đòi người lớn bế trên tay mới nín hoặc tai hại hơn là ngoại trừ bố, mẹ ra không để cho anh bồng bế cả, hễ người là bồng bế là bé khóc thét …

Ngoài ra, độ tuổi trẻ ăn vạ nhiều hơn và cấp độ cao hơn cả là từ 1 đến 3 tuổi. bởi lúc này trẻ đã bắt đầu phát triển về ý thức nên cách ăn vạ của trẻ thường thảm thiết hơn.

Ở độ tuổi này, trẻ không hiểu ăn vạ là xấu mà chỉ hành xử như một thói quen từ khi mới sinh ra yeu cầu được mọi người nâng niu, chiều chuộng. Nếu không được dạy dỗ chỉ bảo cẩn thận sẽ hình thành thói quen xấu và ảnh hưởng đến tính cách bé sau này.

Cách xử lý khi trẻ ăn vạ – Bố mẹ nhàn, con ngoan

Việc xử lý khi trẻ ăn vạ là một việc làm không khó nhưng lại làm nhiều bậc cha mẹ đau đầu và mất thời gian. Thực tế, trong gia đình, người nào hay nuông chiều, bao bọc trẻ thường sẽ bị trẻ con “điều khiển”. Đó cũng chính là cách tập cho  trẻ con có thói ăn vạ mà nhiều người không ngờ tới.

Sau đây là 6 mẹo hay xử lý trẻ ăn vạ mà bố mẹ nên áp dụng:

1. Con hay ăn vạ: Bố phải “lơ” – mẹ phải “lờ”

Trẻ con hay ăn vạ thường là để được bố mẹ quan tâm, chú ý. Mà hành động bố mẹ đến mắc nhiếc, trách móc hay dỗ dành, thỏa hiệp con đều thể hiện sự quan tâm. Và như thế là trẻ đã đạt được mong muốn của mình, cho nên lần sau lại tiếp tục ăn vạ và quấy khóc. Cho nên trong những trường hợp như  thế này, thuy theo mức độ mà bố mẹ biết cách xử lý trẻ ăn vạ khéo léo. Khi đó, cách tốt nhất là bố mẹ hãy thử làm lơ với bé em sao. Nhưng  phải cần có sự thống nhất phương pháp của cả bố và mẹ. Như vậy sẽ làm cho trẻ biết được những yêu cầu và các trẻ đoi không được đáp ứng. Không nên một người làm lơ mà một người lại dỗ giành đáp ứng.

2. Không nên bỏ qua khi trẻ ăn vạ

Việc làm lơ đi những yêu cầu của trẻ không có nghĩa là bạn sẽ bỏ qua chuyện đó. Khi con ăn vạ, bố mẹ nên tránh con bằng cách đứng xa đứng xa hoặc theo dõi thật  kín đáo xem bé làm gì. Đừng nên vội xót xa khi con có thể đập đầu để ăn vạ, con khóc ăn vạ,…chỉ cần không làm cho trẻ bị thương tích là được. Sau khi  quấy khóc chán trẻ sẽ tự im lặng và bố mẹ hãy bình tĩnh chơi hoặc nói chuyện với trẻ một cách nghiêm túc để trẻ biết được làm những hành động  như thế chẳng thể đạt được  điều gì.

3. Đánh lạc hướng thói ăn vạ của trẻ bằng lời khen

Có rất nhiều trường hợp trẻ ăn vạ ngoài gây sự chú ý thì trẻ còn muốn đòi hỏi cái này, cái kia. Khi đó bố mẹ hãy thử nghĩ ra một việc tốt hay ưu điểm gì đó trẻ vừa làm hoặc thứ gì đó liên quan đến bé đòi rồi khen ngợi nếu con không như vậy sẽ rất tốt, rất xinh.

4. Giữ nguyên tắc và tinh thần thép khi trẻ ăn vạ

Khi trẻ ăn vạ và làm những hành động khóc thét, quấy phá, thì thật sự bố mẹ nào mà chẳng thương con, xót con. Thế nhưng, bố mẹ cần phải giữ đúng  nguyên tắc mới khiến trẻ tự giác ngoan ngoãn nghe theo. Không nên thấy con khóc quá lâu, nước mắt nước mũi quá nhiều mà nhượng bộ thỏa  hiệp.

Xử Lý Trẻ Ăn Vạ

5. Không thỏa hiệp bất cứ trong hoàn cảnh nào

Thường  thì khi ở nhà bố mẹ có thể phớt lờ, cứng răng với trẻ nhưng khi ở nơi công cộng thì có nhiều bố mẹ vì ngại hoặc thỏa hiệp cho xong chuyện, về nhà rồi tính, sợ ảnh hưởng đến mọi người? Nhưng vô tình đó lại là nơi để cho trẻ được đà lấn tới nếu bố mẹ không nhất quán và cứng rắn. Chắc nhiều bố mẹ cũng đã chứng kiến cảnh con bạn bè hay một ai trong buổi tiệc vì đòi một chai nước ngọt, một cái bóng  bay không được đáp ứng mà khóc lóc, phá đồ thậm chí nằm lăn ra đòi rồi đúng không.

>>> Xem thêm: Cha mẹ thức tỉnh con thành tài

6. Không để người khác xen vào trong lúc mình xử lý con đang ăn vạ

Khi bạn đang xử lý thói ăn vạ của trẻ mà có người khác xen vào can ngăn hoặc đáp ứng yêu cầu của trẻ, tức là kế hoạch đó thất bại hoàn toàn đó. Người đó có thể là ông bà, một người bạn hay bất kỳ ai. Nếu trong gia đình cần có sự thống nhất để việc bỏ thói quen ăn vạ của trẻ tốt nhất.

Việc giáo dục con ngay từ nhỏ, đặc biệt là cách xử lý khi trẻ ăn vạ là rất quan trọng vì nó sẽ hình thành tính cách ở con sau này. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích được bố mẹ trong việc giáo dục con cái. Chúc bố mẹ nuôi con khỏ, dạy  con ngoan.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

thegioimebe.com.vn
Logo
Register New Account
Reset Password
Compare items
  • So sánh kỹ thuật (0)
Compare
0
chat-active-icon