BỐ MẸ LÀM GÌ KHI TRẺ NÓI TỤC?

Thất xấu hổ khi trẻ nói tục với bạn trước mặt bạn bè quan khách trong bữa tiệc. Đó là tâm sự của một mẹ trẻ có con đầu lòng lên 4 tuổi đi ăn tiệc cùng với gia đình bạn bè cùng cơ quan. Vậy vì đâu nên nỗi. Hãy cùng với Thế giới mẹ bé thử đi tìm hiểu xem nguyên nhân và phương án xử lý nhé.

Trẻ học thói nói tục, chửi bậy từ đâu?

Tất nhiên, trẻ con 4,5 tuổi không thể tự nghĩ ra những câu noi tụ, chửi bật kiểu như vậy được.Chính những hành động, lời nói của cha mẹ, anh chị và bạn bè những người xung quan đã lưu lại trong trí não của trẻ hàng ngày. Đặc biệt là thời gian trẻ bắt đầu lên 3 thì mọi hành động, lời nói của mọi người xung quanh chúng đều để ý quan sát và ghi vào trong bộ nhớ rất nhanh! Lúc này, bộ não, trí nhớ của trẻ em như một “tờ giấy trắng”, nên mọi quan sát từ xung quanh đều thu hút chúng và mọi thứ chúng nhìn thấy sẽ khắc sâu trong trí nhớ chúng. Các điều kiện môi trường lúc này cho trẻ tiếp xúng và học hỏi mọi thừ bao gồm, gia đình, hàng xóm, trường lớp, bạn bè xung quanh, phim ảnh…Ngoài những điều hay lẽ  phải mà trẻ được dạy dỗ, tất nhiên không tránh khỏi những cái chưa được từ mọi người tác động tới trẻ. Ví dụ như lời chửi thề chửi tục của người anh hàng xóm. Hoặc cũng có thể phát ra từ câu chuyện của bố mẹ trong lúc giao tiếp v ới bạn bè. Nguy hại hơn, hiện nay trẻ tiếp xúc với điện thoại quá sớm nên phần lớn những cái hư, những lời chửi tục trẻ đều học theo trên các kênh mạng.

Có nhiều phụ huynh không khỏi há hốc mồm khi  tình cờ nghe con 4 tuổi phát ra những câu như: Cút đi, Mẹ mày, đập mày chết bây giờ…

Trong suy nghĩ của trẻ chỉ đơn giản là thấy anh mình nói vậy hay người lớn nói vậy thì mình cũng nói được. Hoặc đơn giản là chúng chỉ nói theo trí nhớ chứ bản thân trẻ cũng chưa ý thức được những từ đó là thế nào. Vậy bố mẹ làm gì khi con nói tục? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

trẻ nói tục

Trẻ nói tục, chửi bậy từ đâu?

Khi trẻ nói tục, bố mẹ nên làm thế nào

Nói tục hay chửi bậy là hành động sử dụng ngôn từ tục tĩu, có tính xúc phạm, lăng mạ thô lỗ đến một người khác.Tuy nhiên, bản chất trong những câu từ nói tục chửi bậy đôi khi lại không mang những ý nghĩa như người lớn nói. Những  ngôn từ chửi tục nói bậy của trẻ không thể do chúng tự nghĩ ra mà là sự học theo, bắt chước người lớn và môi trường xung quanh theo tính cách tò mò học hỏi của trẻ lên ba. Chính vì vậy, khi trẻ bắt đầu tập nói, phụ huynh nên có những chuẩn bị tâm lý và môi trường kỹ càng để bắt đầu quá trình giáo dục trẻ. Học ăn, học nói, học gói, học mở như các cụ xưa dạy chính là bắt đầu từ lúc này.

Vậy, làm sao để xây dựng môi trường tốt cho trẻ tránh nói tục. Một trong những cách áp dụng đầu tiên là hãy phớt lờ đi những câu nói tục của trẻ coi như không nghe, không biết để trẻ không chú ý và mất tập trung vào nó. Nếu trẻ vẫn tiếp tục thì hãy tìm cách chuyển sang chủ đề  một câu chuyện  khác để đánh lạc hướng sự tập trung của trẻ…

– Tạo môi trường lành mạnh cho trẻ học hỏi: đầu tiên để trẻ không học những thói hư tật xấu thì xung quanh trẻ phải là một môi trường tốt. Bao gồm bố mẹ, anh chỉ không được nói bậy chửi tục, ít nhất là trước mặt trẻ. Bạn bè ở nhà, ở nhà trường có hay có bạn nói bậy, chửi tục không… Bố mẹ phải là người làm gương cho trẻ bằng những lời nói nhẹ nhàng và cử chỉ lịch sự…

– Giữ thái độ nghiêm khắc: khi con nói tục, chửi thề, dù có thấy buồn cười hay ngạc nhiên thế nào thì cũng cố gắng giữ thái độ nghiêm khắc, để trẻ thấy đó không phải là một câu nói hay, một trò đùa đáng cười.

– Không đánh mắng khi con nói tục: Thường thì khi cha mẹ khi con nói tục , chửi bậy sẽ rất tức giận và quát mắng chúng. Nhưng đây không phải cách tốt để trẻ bỏ thói hư đó. Vậy khi con nói tục phải làm sao? Bố mẹ hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân và giải thích tốt xấu cho trẻ để trẻ hiểu được lời nào  nên nói, lời nào không nên nói.

Chửi-thề-vấn-đề-của-trẻ-1024x609

bố mẹ nên làm thế nào khi trẻ nói tục chửi thề

– Dùng từ  ngữ khác thay thế: Nếu thấy khi con nói tục một từ nào đó mà chúng không hiểu ý nghĩa hoặc đang muốn thể hiện một ý nghĩa khác theo hiểu biết của trẻ. Bạn có  thể tìm một từ mới để thay thế và thuyết phục trẻ dùng nó.

– Đừng để cho con nói tục, chửi bậy nhằm đạt được một thứ gì đó chúng muốn. điều đó sẽ làm cho trẻ có suy nghĩ và hình thành thói quen khi muốn đạt một cái gì đó, trong cơn tức giận chúng có thể nói bậy, chửi thề.

– Dạy trẻ sự tôn trọng: khi bắt đầu hiểu dần sự việc xung quanh, hãy để cho con biết rằng, những  lời con nói tục đó với người khác cũng làm người ta buồn và tổn thương như khi con cầm ném đồ chơi của bạn khác. Tập cho trẻ có sự đồng cảm với cảm xúc của người khác.

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

thegioimebe.com.vn
Logo
Register New Account
Reset Password
Compare items
  • So sánh kỹ thuật (0)
Compare
0
chat-active-icon