BỐ MẸ LÀM GÌ KHI TRẺ KHÔNG NGHE LỜI?

Trẻ không nghe lời  – Một trong những chuyện đau đầu nhất của tất cả các bậc phụ huynh. Nhiều khi thấy đó nhưng cha mẹ chẳng biết phải làm sao để uốn nắn chỉnh sửa. Việc la mắng, đòn roi khuyên nhủ đôi khi cũng không có tác dụng. Vậy phải nói làm sao để cho con nghe lời cha mẹ? Thế giới mẹ bé mời quý phụ huynh theo dõi bài viết sau để có câu trả lời và thử áp dụng ngay xem sao nhé!

Nguyên nhân tại sao con không nghe lời?

Nói về nguyên nhân làm cho trẻ không nghe lời thì có rất nhiều điều để nói, để bàn luận. Nhưng dù gì đi chăng nữa thì khi thấy trẻ không nghe lời bố mẹ ông bà thì phụ huynh nên bình tâm lại và tìm hiểu nguyên nhân tại sao và tìm cách giáo dục trẻ.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ bố mẹ hoặc con do mỗi người đều có một cá tính và chính kiến riêng của mình.

-Con không nghe lời do bản thân con có những mong muốn riêng. Một số đứa trẻ do bản năng có sẵn tính tò mò, thích khám phá mọi sự vật sự việc nên việc muốn tìm hiểu cái này cái kia. Nhiều khi những mong muốn của chúng không được bố mẹ đáp ứng thành ra trẻ không nghe lời. Chẳng hạn như:

Khi trẻ đang tò mò  muốn tìm hiểu một cái gì đó, nhưng do bố mẹ cảm thấy những sự tò mò đó quá mức nên ngăn cản con. Điều đó làm cho trẻ ức chế dẫn đến sự phản kháng hoặc làm những điều mà bố mẹ không mong muốn.

Dù là trẻ nhỏ nhưng chúng cũng  muốn thể hiện bản thân, thể hiện cái tôi của mình. Cho  nên đôi khi trẻ muốn làm một việc gì đó đê gây sự chú  ý. Dẫn tời việc chúng làm theo những gì chúng nghĩ mà phớt lờ đi những yêu cầu của bố mẹ. Một trong những nguyên nhân của hầu hết những đữa trẻ ở Việt nam là do không được bố mẹ tôn trọng. Dù sao thì chúng ta cung vẫn đang là một đất nước mang đạm nền văn hóa phương đông, vẫn tư tưởng cha mẹ nói sao con phải nghe vậy mà nhiều bố mẹ có tư duy dạy trẻ theo kiểu áp đặt và nguyên tắc. Khi bố  mẹ bắt ép con phải thế nọ, phải thế kia mới là đúng mới là sai, tức là không tôn trọng con, không tôn trọng những suy nghĩ  của con. Điều đó sẽ làm con không thoải mái, trở nên bướng bỉnh và chống đối.

Trẻ không nghe lời

Con không nghe lời do cha mẹ mà ra

Câu nói tưởng chừng như áp đặt hay quy chụp nhưng xét theo một chiều nào đó, điều đó hoàn toàn đúng. Có rất nhiều bậc phụ huynh mắc phải những sai lầm nghiêm trọng khi dạy con dẫn đến việc con không nghe lời. chúng ta hãy tự nhìn nhận xem mình có mắc một trong những sai lầm sau đây không để có phương pháp giải quyết cho vấn đề làm sao để cho con nghe lời nhé!

+Thiếu tính nhẫn nại khi dạy con: đây không phải là số ít mà rất nhiều bố mẹ mắc phải khi dạy con. Ví dụ như khi con tự tiện lấy một món đồ chơi nào của bạn về, bố mẹ thường sẽ bảo con rang trả lại cho bạn ngay, nếu con không chiụ thì sẽ la mắng dọa nạt rồi mình đem qua trả cho bạn. Nhưng thay vì đó bố mẹ kiên nhẫn nói, giải thích và chờ đợi để khi con nhận ra vấn đề, lúc đó con sẽ tự biết lỗi và đem đồ sang trả lại.

+Cha mẹ quá khắt khe, nguyên tắc với con khiến con không nghe lời. Đúng, mọi cái đều có nguyên tắc nhưng không nên áp dụng một cách khắt khe quá. Không nên cho con xem điện thoại quá nhiều nhưng quy định một thời lượng xem cụ thể và với loại nội dung nào con được xem thì vẫn làm cho trẻ vui vẻ chấp nhận hơn là cấm đoán tuyệt đôi. Vì như vậy con sẽ cung tìm cách trốn bố mẹ để xem thôi.

+Kỳ vọng con quá lớn, so sanh  con cố gắng bằng người nọ người kia: điều đó làm cho con có áp lực, tự ti và nhiều khi dẫn đến stress cho con.

+Bố mẹ quá chiều chuộng, nâng niu, chăm sóc, cũng khiến con “được nước lấn tới” và dễ không nghe lời dạy  bảo và chỉ muốn làm theo ý mình.

+ Không đồng cảm với con, lắng  nghe và thấu hiểu được những tâm tư của con, đặc biệt là khi con bước qua giai đọan 6-7 tuổi, giai đoạn bắt đầu phát triển ý thức và có cái  tôi riêng của  mình. Khi bạn không chịu lắng nghe tre nói mà phân tâm thì ngược lại bé cũng nghĩ mình có thể như thế.

+ Phụ huynh thường la hét, nói những câu nặng nề khi con không nghe lời nhưng đó là cách làm không hiệu quả mà thậm chí phản tác dụng.

+ Không nên càm ràm nhiều sẽ dễ khiến trẻ nhàm chán khó  chịu. Nó nó hoàn toàn khác việc nhắc lại mà là đe dọa, ra uy nên cũng dễ khiến con không nghe lời.

+Trẻ có uẩn khúc, giận giỗi hay bố  mẹ có gì  cư xử chưa đúng với trẻ cũng rất dễ làm trẻ không nghe lời.

Vậy phải nói làm sao để cho con nghe lời?

Nói sao cho con nghe lời không phải việc làm quá khó, ai cũng có thể thực hiện được. Chỉ là các bậc làm cha làm mẹ có áp dụng đúng cách hay chưa. Dạy con lễ phép, ngoan ngoãn thay vì quát mắng, dọa nạt, cha mẹ chỉ cần dùng lời nói nhẹ nhàng. Sau đây là những nguyên tắc cho cha mẹ khi chưa biết phải nói làm sao để cho con nghe lời:

Nguyên tắc chỉ nói một lần: Nó thể hiện sự dứt khoát, nghiêm khắc của người làm bố mẹ đặc biệt, khi con phạm sai. Khi muốn truyền tải  một thông điệp hoặc một yêu cầu nào tới con, bố mẹ cần nói dứt khoát, không nên dài dòng với những yêu cầu hoặc nhắc lại nhiều lần sẽ khiến bé nhàm chán mà “giả điếc” phớt lờ đi. Hãy giữ nguyên quyết định đó dù bất cứ lý do nào. Mặt khác nói 1 lần sẽ khiến con cảm thấy cha mẹ không đùa và việc đó rất nghiêm trọng. Hãy nói thật chậm rãi và nhấn mạnh cho trẻ hiểu vấn đề một lần.

Trẻ không nghe lời5

Trẻ không nghe lời

Không tranh cãi với con về một vấn đề đúng sai nơi công nhiều người:

Nhiều cha mẹ đôi khi trẻ không nghe lời hay làm sai một việc gì đó mà quát mắng, chỉ trích con ở những nơi đông người. Điều đó nhiều khi có tác dụng ngược lại với những điều chúng ta mong muốn, khiến con sợ hãi mà không mang tính giáo dục. Vì cơ bản bố mẹ đã quên đi một nguyên tắc cơ bản là sự  tôn trọng trẻ, làm đi sự tự trọng của bản trên trẻ. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy tổn thương và đối kháng lại bằng việc tranh cãi, không nghe lời theo hướng tiêu cực.

Không so sánh con mình  với những đứa trẻ khác: Điều này không chỉ khiến cho trẻ buồn mà còn đánh mất đi sự tự tin về bản thân, lâu dần trẻ sẽ tự ti, mặc cảm. Do đó bố mẹ cần có kỹ năng Quản lý cảm xúc trong quá trình nuôi dạy con

Biết  khen chê đúng lúc: đây là một cách tuyệt vời đề trẻ phát huy những thế mạnh tiềm năng trong con người mình cũng như để trẻ nhìn nhận những hạn chế của  mình. Có thể khen trẻ trước mặt nhiều người nhưng tuyệt đối không nên có ý chê bai trẻ trước mặt người khác. Lời khen có lúc sẽ làm con có động lực, ý chí  để làm việc tốt hơn hoặc khen khi con đã thực sự cố gắng. Tuy nhiên phải dùng đúng lúc chứ không nên khen một cách sáo rỗng, khen mọi lúc mọi  nơi làm trẻ quá tự tin bản thân mà thành thói hiếu thắng trong mọi việc.Đối xử với trẻ công bằng  như  những người khác để cho trẻ thấy mình được tôn trọng.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

thegioimebe.com.vn
Logo
Register New Account
Reset Password
Compare items
  • So sánh kỹ thuật (0)
Compare
0
chat-active-icon