DẠY CON LỄ PHÉP – 10 ĐIỀU BỐ MẸ NÊN BIẾT

Để dạy con lễ phép, bố mẹ nên bắt đầu ngay từ lúc còn nhỏ bởi lúc này con trẻ giống như một tờ giấy trắng, ta viết lên chúng cái gì nó sẽ ghi nhớ điều đó. Việc dạy con lễ phép không phải là một việc khó nhưng cũng  không phải ngày một ngày hai là có thể làm được. Đôi khi chỉ cần phạm phải những sai lầm có thể ảnh hưởng đến tính cách và cuộc sống của con về sau.

5 điều bố mẹ nên tránh để dạy con lễ phép

“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” là cách nỏi chỉ ra sự nuông chiều của những người phụ nữ với con cái mình. Về bản chất, phần lớn những người phụ nữ đều muốn con cái mình được che chở, bao bọc và bảo vệ một cách tốt nhất, nhưng đôi khi vô tinh sự nuông chiều đó lại làm cho đứa trẻ thêm bướng bình và khó bảo hơn. Vì thế việc dạy con lễ phép sẽ trở nên khó khăn. Nhiều gia đình bố mẹ mắc phải những sai lầm khi dạy con sẽ khiến trẻ uất ức dễ dẫn tới việc con cái không nghe lời, phản kháng. Bố mẹ nên lưu ý nhé!

dạy con lễ phép 2

5 điều bố mẹ nên tránh để dạy con lễ phép

-Dạy con lễ phép, bố mẹ không nên dùng từ ngữ tiêu cực

Mỗi đứa trẻ sinh ra mỗi người một tính cách khách nhau, nhưng về cơ bản không phải là những đứa trẻ hư, chậm chạp hay lười nhác,… Đó chỉ là những hành vi nhất thời. Bác hồ đã nói “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”, do đó Một  sau này  có trở thành người lễ phép hay không đều do cách giáo dục của người lớn cả. Vậy, khi trẻ có những  biểu hiện như cáu bẩn, nóng nảy, thiếu ý thức, vô lễ, chậm chạp… thì trước tiên bố mẹ ông bà không nên trách mắng hay có những lời lẽ tiêu cực với trẻ. Trái  lại hãy động viên, nhẹ nhàng dùng những lời lẽ để khuyến khích hay chỉ bảo.

Không nên dùng từ ngữ thô tục trước mặt con

Những câu nói thô tục, chửi bới dễ làm cho con tổn thương và làm cho con trẻ tự ti và dẫn đến làm ngược, phản kháng lời bố mẹ. Thay vào đó, bố mẹ hãy tìm một câu nói giảm, nói tránh hay một câu nói đùa mang tính giáo dục với trẻ hàng ngày, nó cũng có thể làm con học hỏi đuộc rất nhiều.

-Không nên bình phẩm, so sánh con với đứa trẻ khác

Nhiều bố mẹ thường đem con mình so sánh với con hàng xóm, con bạn bè trong lớp. Lúc nào cũng muốn đem “con nhà người ta” ra làm thước đo để so sánh với con mình. Vô tình làm cho trẻ cảm thấy tự ái, tự ti về bản thân, lâu dần trẻ sẽ không tự tin vào bản thân mình trong mọi việc. Mặc dù khong nói ra, nhưng trẻ cũng có lòng tự trọng nên đừng đem chúng ra để so sánh vì điểm xuất phát vốn dĩ là khác nhau.

-Không nên dùng lời lẽ, thái độ bề trên để dạy con lễ phép

Đừng nên ép buộc hay bắt con phải làm như thế này, làm như thế kia mà bố mẹ hãy dùng một câu nói hay hành động gợi mở khuyến khích để cho con có chính kiến riêng của mình. Những câu nói kiểu như: con cảm thấy làm vậy có được không, con nói thế có vẻ chưa hợp lắm, theo con liệu như thế có tốt không, mẹ thấy như thế chưa phải đứa trẻ ngoan… sẽ giúp trẻ có suy nghĩ về những gì mình làm và rút ra được bài học từ đó.

-Không nên dùng những câu mệnh lệnh

Những câu nói kiểu: gặp người lớn con phải chào nghe chưa: Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi văn hóa phương Đông là người lớn nói sao, trẻ con phải làm theo. Nếu bố mẹ, thầy cô ra lệnh cho con sẽ khiến con bất mãn trong lòng. Từ đó, khiến con có những thái không tốt, hỗn láo. Vì thế, việc dạy con lễ phép đồng nghĩa với việc tránh ra lệnh cho con.

5 điều bố mẹ nên làm để dạy con lễ phép hơn

dạy con lễ phép3

5 điều bố mẹ nên làm để dạy con lễ phép hơn

Bố mẹ thử áp dụng phương pháp sau đây khi dạy con lễ phép, đặc biệt khi trẻ đã bắt đầu biết nói.

-Dạy con lễ phép từ trong nhà

Gia đình là môi trường tốt nhất để dạy con lễ phép, thông qua những câu chuyện nhỏ hàng ngày như cách nói chuyện của bố mẹ với con, bố mẹ với ông bà. Trẻ sẽ nhìn bố mẹ anh chị như những tấm gương để noi theo. Hãy dạy con lễ phép qua việc trước bữa ăn chỉ cho trẻ biết mời người lớn, ông bà cha mẹ ăn cơm. Qua câu chuyện thường ngày, dạy trẻ cách chào hỏi lễ phép với mọi người xung quanh. Dạy cho con biết cách cư xử với người lớn tuổi cũng như với em nhỏ hơn mình ra làm sao. Một đứa trẻ hiểu chuyện khi ra đường sẽ luôn được mọi người yêu quý.

Dạy con chào tất cả mọi người bằng nụ cười thân thiện. Dạy con lễ phép qua cách chào hỏi mọi người xung quanh khi gặp không phải  là việc ép buộc trẻ chào hỏi theo một bản năng, một phản xạ tự nhiên. Mà bố mẹ hãy làm cho trẻ hiểu được qua lời chào đó mọi người thấy mình được tôn trọng và mình cũng được mọi người tôn trọng và quý mến. Có như thế, việc chào hỏi của con sẽ không là bắt buộc rồi chào hỏi cho xong, mà là sự kính trọng và từ những chân thành. Hãy làm cho con hiểu rằng: “Một lời chào hỏi lễ phép kèm nụ cười của con sẽ khiến mọi người thấy vui vẻ, thoải mái hơn đó!”

-Dạy con lễ phép tức là phải biết Trên – Dưới

Điều quan  trọng khi dạy con lễ phép là giúp con hiểu được thế nào là đạo trên dưới. Giúp trẻ hiểu được câu nói “Kính trên, nhường dưới” phải như  thế nào. Đó là cách dạy con sự tôn trọng với người lớn tuổi, nhường nhịn với người ít tuổi. Chỉ khi trẻ học được sự tôn trọng với người khác thì tự nhiên con sẽ biết lễ phép thôi!

dạy con lễ phép

dạy con lễ phép

-Dạy con biết nói lời cảm ơn và xin lỗi

Cảm ơn và xin lỗi nói đến có vẻ đơn giản nhưng thực chất có khi cả người lớn cũng quên đi những lời cảm ơn và xin lỗi. Nguyên nhân chính do không được giáo dục từ nhỏ. Cho nên khi  trẻ biết nói, hãy dạy trẻ câu nói cảm ơn, bắt đầu từ việc bố mẹ nói lời cảm ơn con khi nhờ con giúp một việc gì đó, dạy con biết cảm ơn khi người khác giúp mình…..Khi mắc một lỗi gì đó dù không nghiêm trong, bố mẹ hãy nói câu xin lỗi với trẻ để trẻ tập làm quen và ý thức được tại sao phải xin lỗi, tại sao lại cảm ơn. Qua các câu chuyện nhỏ, bố mẹ có thể dạy trẻ về lòng  biết ơn…dần dần, khi con hiểu và ý thức được việc nói lời cảm ơn và câu xin lỗi, tự khắc con sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan và biết điều.

-Cha mẹ, ông bà là tấm gương cho con về sự lễ phép

Đúng như vậy, tấm gương phải chiếu rõ nhất về con cái chnhs là cha mẹ mình. Một đứa trẻ lớn lên trong gia đình có gia đạo nề nếp luôn biết cách cư xử hơn những đứa trẻ bình thường khác. Để dạy con lễ phép với người lớn thì bố mẹ trước mặt con cũng phải lễ phép ông bà anh chị và với hàng xóm mình. Chúng ta không thể dạy trẻ lễ pháp chào hỏi người khác khi bản thân bố mẹ gặp người khác cũng không chào. Trước bữa ăn bố mẹ không mời ông bà ăn cơm thì làm sao mà dạy được con mời bố mẹ ông bà được….Ngoài ra khi dạy con lễ phép bố mẹ nên khuyến khích con nói đủ câu có chủ ngữ vị ngữ, không nên  nói trống không gây mất thiện cảm. Ví dụ như: mời bố mẹ ăn cơm thì hãy chỉnh lại cho con bằng: con mời bố mẹ ăn cơm chẳng hạn.

Những chia sẻ trên có được qua sự tổng hợp từ các nguồn khác nhau, hi vọng bài viết sẽ bổ ích cho mố mẹ đang trong quá trình nuôi con nhỏ.

Xem thêm:

DẠY CON TỰ LẬP TỪ NHỎ – BỐ MẸ ĐÃ LÀM CHƯA

UỐNG SỮA CÓ TĂNG CHIỀU CAO KHÔNG ?

6 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI BẠN QUAN TÂM SỮA NON TỔ YẾN GOLDILAC GROW

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

thegioimebe.com.vn
Logo
Register New Account
Reset Password
Compare items
  • So sánh kỹ thuật (0)
Compare
0
chat-active-icon