Trẻ Bao Nhiêu Tháng Tuổi Bắt Đầu Tập Ăn Dặm Để Phát Triển Tốt Nhất?

Trẻ bao nhiêu tháng tuổi bắt đầu ăn dặm – Ăn dặm là quá trình quan trọng thúc đẩy sự phát triển của trẻ nên cần được đặc biệt quan tâm về chế độ dinh dưỡng. Bạn đang băn khoăn không biết nên cho bé ăn dặm từ giai đoạn nào là phù hợp nhất. Hãy cùng tìm hiểu trẻ bao nhiêu tháng tuổi thì bắt đầu ăn dặm để phát triển tốt nhất nhé!

Thời điểm cho bé ăn dặm

Thời điểm cho bé ăn dặm

Nên cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào? 

Theo các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu tại Viện dinh dưỡng quốc gia thì từ tháng thứ 6 bạn đã có thể cho trẻ tập ăn dặm với những món ăn đi kèm với sữa mẹ chứ chưa được cai sữa hoàn toàn. 

Bởi trong sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ con khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng tai, tiêu chảy hay các bệnh về đường hô hấp và làm đồng thời làm giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử – SIDS ở trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu.

Tuy nhiên tới tháng thứ 6 thì sữa mẹ đã không còn cung cấp đủ lượng protein cũng như các kháng thể so với thời kỳ đầu nên cần phải bổ sung chất bằng các thực phẩm ngoài.

Ngoài ra với trẻ nào từ 5,5 tháng tuổi trở đi có mức hoạt động nhiều hơn, tiêu hao năng lượng thì việc sử dụng mỗi sữa mẹ thôi là không đủ. 

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu nếu đứa trẻ tăng trưởng bình thường mỗi tháng tầm 500 – 600g thì bạn có thể hoàn toàn cho bé bắt đầu tập ăn dặm.

Ngoài ra bạn nên lưu ý với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không nên cho ăn dặm sớm bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nên nếu cho bé làm quen với thực ăn dạng sệt có thể dẫn tới việc đau dạ dày, dễ bị còi xương cũng như ảnh hưởng tới quá trình phát triển toàn diện của trẻ sau này. 

>> Xem thêm: Mua sữa bột tốt cho trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi

Chú ý một vài vấn đề khi cho trẻ ăn dặm

Chú ý một vài vấn đề khi cho trẻ ăn dặm

Những điều cần tránh khi cho trẻ tập ăn dặm

Vì ăn dặm là một việc bé cần thích nghi từ từ nên mẹ không được quá nóng vội sử dụng những thực phẩm không phù hợp trong từng thời điểm. 

Bởi việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng với hệ tiêu hóa cũng như tác động không tốt tới sự phát triển của trẻ trong 12 tháng đầu.

Với một số thực phẩm như mật ong, tôm, cua dù có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng vẫn có thể gây dị ứng với một số trẻ nên bạn buộc phải sơ chế, chế biến cẩn thận cũng như nấu chín trước khi cho bé ăn.

Đồng thời, mọi món ăn dặm không nên cho trẻ ăn ngay sau khi nấu chín mà nên chờ một gian để thức ăn nguội. Vì khi bạn cho trẻ ăn thức ăn quá nóng, lưỡi của trẻ sẽ bị phỏng cũng như gây cảm giác sợ ăn, chán ăn, mất cảm giác hoặc ăn không ngon.

Bên cạnh đó, nhiều người thường nêm thức ăn ăn dặm cho trẻ theo khẩu vị của người lớn. Đây là một việc làm sai lầm cần tránh bởi trẻ ăn dặm thường không nên bỏ thêm quá nhiều gia vị làm ảnh hưởng với vị giác của trẻ.

Ngoài ra, dù đã tới thời kỳ ăn dặm thì mẹ cũng không nên dừng cho con bú mà nên đan xen để hỗ trợ cũng như thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện cho trẻ.

>> Xem thêm: Giá mua sữa bột ColosMult giá tiết kiệm, chính hãng

Tùy thuộc thể trạng từng bé nên xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp

Tùy thuộc thể trạng từng bé nên xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp

Thế nào là thực đơn ăn dặm khoa học dành cho trẻ? 

6 tháng tuổi là giai đoạn bé tập ăn dặm nên bạn cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ nhưng sữa mẹ vẫn cần chiếm khoảng ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày. 

Hơn hết, khi trẻ được 6 tháng tuổi thì đồng nghĩa với việc hàm lượng vi chất trong sữa mẹ sẽ giảm dần nhưng đây lại là thời điểm cơ thể trẻ cần tăng cao nên việc bạn thiết kế một thực đơn ăn dặm khoa học cho bé kết hợp cùng sữa mẹ sẽ phòng tránh được trình trạng trẻ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc còi xương. 

Vậy nên, trước khi mua nguyên liệu chế biến thì bạn cần tìm các thực phẩm có cung cấp 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất béo, vitamin khoáng chất và bột đường để giúp trẻ phát triển về cả thể chất lẫn trí não.

Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thì bạn cần thay đổi thực đơn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ cũng như nắm bắt các chất bé cần bổ sung để thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Theo tiêu chuẩn của Viện dinh dưỡng quốc gia thì trẻ dưới 1 tuổi sẽ cần 23g protein mỗi ngày để có thể phát triển toàn diện về thể chất và não bộ. 

Đồng thời cần lựa chọn thực phẩm, nguyên liệu sạch đạt chuẩn để đảm bảo hợp vệ sinh trong quá trình chế biến giúp ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Bên cạnh đó, việc thiết lập chế độ ăn dặm sẽ còn tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình nên bạn chỉ cần lựa chọn các thực phẩm đủ chất để nấu thành dạng bột hay cháo xay chứ không nhất thiết phải áp dụng nguyên tắc cụ thể trong ăn uống theo từng ngày cho trẻ.

thực đơn ăn dặm khoa học dành cho trẻ

Thực đơn ăn dặm khoa học dành cho trẻ

Hy vọng bài viết về gợi ý trẻ bao nhiêu tháng tuổi thì bắt đầu ăn dặm để phát triển tốt nhất cho con này sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn, tham khảo để tìm cho mình mẫu sản phẩm phù hợp với yêu cầu và mong muốn của bạn nhất!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

thegioimebe.com.vn
Logo
Register New Account
Reset Password
Compare items
  • So sánh kỹ thuật (0)
Compare
0
chat-active-icon