NỖI KHỔ CỦA PHỤ HUYNH CÓ TRẺ BIẾNG ĂN VÀ 3 NGUYÊN NHÂN CHÍNH

1.Những biểu hiện của trẻ biếng ăn ba mẹ nên hiểu rõ

Biếng ăn ở trẻ là tình trạng trẻ nhỏ giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn nên không thu nạp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về tầm vóc của trẻ. Ngoài ra, biếng ăn ở trẻ còn có thể hiểu là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra: thay đổi tâm- sinh lý không thoải mái hoặc mắc một số bệnh nhiễm khuẩn,…trẻ biếng ăn biểu hiện rõ ở một trong các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ không chịu ăn hết khẩu phần hoặc bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút.
  • Ăn ít hơn 1⁄2 khẩu phần ăn của trẻ theo lứa tuổi.
  • Trẻ hay ngậm thức ăn trong miệng, ngậm lâu mà không chịu nuốt.
  • Từ chối ăn, chạy trốn hoặc khóc lóc khi khi đến bữa ăn.
  • Trẻ hay có phản ứng buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn.
  • Không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền.

bieng ăn ở trẻ

2.Nguyên nhân trẻ biếng ăn

Hiện tượng biếng ăn ở trẻ có nhiều mức độ khác nhau và do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: Do khẩu phần và chế độ ăn không phù hơp, nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý, cụ thể là:

2.1 Trẻ biếng ăn do khẩu phần ăn thiếu cân đối hoặc ăn dặm quá sớm:

– Hiện nay, do có nhiều bậc cha mẹ không có kiến thức hoặc không tìm hiểu kỹ về kiến thức về dĩnh dưỡng cho trẻ. Nên đã chế biến các khẩu phần thức ăn theo cảm tính và suy luận từ bản thân làm mất cân đối chất dinh dưỡng nạp vào cho trẻ. Mất cân bằng 4 nhóm thực phẩm chính gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất. Điều đó vô tình làm cho trẻ thiếu Vitamin nhóm B(gồm B1, B2, B6 và B12). Từ đó làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn do thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn. Đây là nguyên nhân phổ biến hiện nay. Thiếu vitamin nhóm B còn làm cho trẻ hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ bị chướng bụng, táo bón, khó chịu dẫn tới chán ăn hoặc thiếu protein khiến trẻ chậm tăng cân,…

– Trẻ gặp vấn đề về việc nhai và nuốt khi ăn: Có thê do các nguyên nhân như trẻ bị viêm amidan, nấm lưỡi, mọc răng, áp xe lợi hoặc viêm tuyến nước bọt.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Biểu hiện ở các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ, táo bón. Đó là những dấu hiệu của tình trạng rối loạn co bóp, tiết dịch dạ dày hoặc loạn khuẩn đường ruột.

– Nhiễm trùng: hệ miễn dịch của trẻ rất non nên chưa có nhiều cơ chế bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, hàm lượng khoáng chất và các vitamin bị mất đi rất lớn. Đặc biệt là vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, kẽm, magie,… làm trẻ lười ăn hoặc không muốn ăn. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm khuẩn bố mẹ thường thường dùng kháng sinh, dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, gây chướng bụng, khó tiêu và chán ăn.

– Nhiễm ký sinh trùng như giun sán cũng gây hiện tượng biếng ăn ở trẻ. Một số biểu hiện như trẻ hay bị nôn ói, nổi mề mẩn đỏ, mề đay trên lưng, bụng…

tre bieng an copy

2.2 Trẻ biếng ăn do sinh lý

Đây là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ, nguyên nhân do thiếu chất từ khi bé còn trong bụng mẹ. Khi người mẹ khi mang thai bị thiếu các chất như kẽm, canxi, sắt, các loại vitamin cần thiết,… sẽ khiến thai nhi bị thiếu chất và suy dinh dưỡng..Hậu quả là có thể trẻ sinh non, lười bú mẹ trong những tháng đầu sau sinh.

Những thay đổi khi bước vào những giai đoạn như biết lật, biết bò, biết ngồi, mọc răng,  biết đi, học nói,… trẻ thường biếng ăn. Ngay cả khi khỏe mạnh, trẻ cũng có những giai đoạn ăn ít hẳn trong vài ngày hoặc vài tuần mà vẫn vui chơi bình thường. Giai đoạn này thường gặp ở trẻ 3 – 4 tháng, 9 – 12 tháng, 16 – 18 tháng.

2.3. Trẻ biếng ăn do thói quen của cha mẹ.

– Cho trẻ xem ti vi, điện thoai,… trong khi ăn khiến bé không tập trung vào việc ăn. Nên tuyết nước bọt trong miệng trẻ không tiết ra một lượng đủ để trộng lẫn với thức ăn. Nước bọt trong miệng tiết ra có các thành phần tyalin và parotin giúp hoạt hóa trao đổi chất của tế bào, giúp mô và cơ quan được phục hồi, giúp tăng mùi vị của thực phẩm. Khi nuốt xuống dạ dày sẽ không có lượng enzim giúp tiêu hóa thức ăn, gây hiện tượng ngang bụng, trẻ không muốn ăn dù chưa ăn được nhiều.

– Hiện tượng biếng ăn ở trẻ có thể đến từ việc chế biến món ăn không hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày.

– Cho trẻ ăn không có giờ giấc cố định hoặc ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo trước bữa ăn cũng là hiện tượng không hiếm gặp ở các gia đình. Việc này khiến bé không bao giờ cảm thấy đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong các bữa chính.

3. Hậu quả khi trẻ biến ăn kéo dài

Trung bình trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên sẽ tăng khoảng 100 – 200g/tháng. Do đó, nếu không can thiệp kịp thời thì trẻ biếng ăn có thể dẫn đến trẹ chậm tăng cân, bị suy dinh dưỡng từ nhẹ tới nặng. Ở những trẻ bị suy dĩnh dưỡng, sức đề kháng yếu, làm bé dễ mắc bệnh và khi đó trẻ càng biếng ăn hơn.

Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng và kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chiều cao của trẻ sau này. Biếng ăn ở trẻ là vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng trực tiếp tới thể trạng, sức khỏe. Vì vậy, phụ huynh nên xác định và khắc phục những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ, đồng thời phối hợp nhiều biện pháp điều trị biếng ăn dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

4.Cách khắc phụ trẻ biếng ăn

Với các nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ, chúng ta có thể đi vào một số giải pháp khác phục sau

4.1 Với biếng ăn bệnh lý:

Đối với những trẻ biếng ăn do bệnh lý, các bậc cha mẹ cần phải đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ dinh dưỡng tư vấn về chế dinh dưỡng phù hợp cho từng trẻ. Trong bữa ăn phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Bố mẹ không nên mắng mỏ, “đè” trẻ ra bắt ăn, doạ dẫm mà phải tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn để khắc phục.

Khi mắc một bệnh lý nào đó, trẻ thường mệt mỏi dẫn tới chán ăn, lười ăn. Khi lượng thực phẩm nạp vào cơ thể ít đi sẽ dẫn tới sự thiếu hụt về dinh dưỡng, khiến bé mệt mỏi và chán ăn hơn. Vì vậy, bố mẹ cần chú trọng tới việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng hợp lý trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ để phục hồi thể lực và tăng sức đề kháng cho bé. Một số lưu ý quan trọng các bậc cha mẹ nên thực hiện là:

  • Chế biến và trình bày món ăn hấp dẫn hơn để thu hút trẻ và kích thích sự ngon miệng của trẻ.
  • Thiết lập khẩu phần ăn cho bé cần cân bằng 4 nhóm chất: đường bột, đạm, vitamin chất béo và khoáng chất.
  • Nếu trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và trong thời gian điều trị, cần bổ sung đầy đủ vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C và các khoáng chất như magie, kẽm cho trẻ.
  • Không lạm dụng kháng sinh quá nhiều vì dễ gây mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên đường ruột, khiến bé bị chướng bụng, khó tiêu và chán ăn.
  • Giảm đau khi trẻ mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng.

4.2 Với biếng ăn sinh lý

Trong giai đoạn trẻ đang tiếp xúc, làm quen với những kỹ năng mới, các phụ huynh nên bình tĩnh theo dõi xem trẻ có phải mắc chứng biếng ăn sinh lý hay không. Biếng ăn sinh lý, trẻ không có biểu hiện bệnh rõ ràng,  vẫn chơi đùa tốt nhưng ăn ít. Để giúp bé ăn được nhiều hơn, phụ huynh có thể cho trẻ ăn làm nhiều lần trong bữa chính.

Nếu trong bữa chính mà trẻ ít ăn, bố mẹ nên cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày. Đồng thời, bố mẹ cũng nên cho trẻ ăn những thức ăn trẻ yêu thích, lạ miệng, dễ nuốt,… trong thời điểm này.

Do biếng ăn sinh lý là hiện tượng tất yếu ở trẻ nên các bậc phụ huynh chú ý không nên ép trẻ ăn quá mức vì có thể gây sợ hãi và biến chuyển thành biếng ăn tâm lý, rất có hại sau này. Tuy nhiên, nếu sau khoảng 2 – 3 tuần mà tình trạng không chuyển biến tích cực hơn, trẻ bị sụt cân hoặc đứng cân trong một tháng thì cha mẹ nên đưa bé đi khám ở chuyên khoa nhi hoặc dinh dưỡng để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Bieng an o tre

[affegg id = 98]

[affegg id = 99]

[affegg id = 100]

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

thegioimebe.com.vn
Logo
Register New Account
Reset Password
Compare items
  • So sánh kỹ thuật (0)
Compare
0
chat-active-icon