8 PHƯƠNG PHÁP DẠY CON THÔNG MINH MẸ NÀO CŨNG CẦN BIẾT

Phương pháp dạy con thông minh là cụm từ được nhiều bố mẹ đang có con độ tuổi mới lớn tìm hiểu. Bởi ai sinh con ra cũng kỳ vọng cho con mình có một trí tuệ đầy đủ làm hành trang trong cuộc sống. Hãy cùng Thế giới mẹ bé đi  tìm hiểu một số phương pháp phổ biến được các chuyên gia nghiên và đang  được nhiều bố mẹ áp dụng sau đây:

1.Nói chuyện nhiều với trẻ – Phương pháp dạy con thông minh đơn giản

Giao tiếp là một trong những cách phát triển bản thân tốt nhất. Qua giao tiếp trẻ có thể phát triển ngôn ngữ một cách hoàn thiện hơn. Vốn từ vựng của trẻ sẽ từ đó mà tăng lên, cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và nhạy bén hơn trong quá trình giao tiếp sau này. Nhiều nghiên cứu  đã chỉ ra rằng, trẻ thường xuyên nói chuyện với bố mẹ thừ lúc còn nhỏ thường có chỉ số IQ cao hơn. Các nhà khoa học cung đã phát hiện ra rằng, những đứa trẻ không được thường xuyên tương tác, nói chuyện cùng bố mẹ hầu như không phát triển não bộ, chậm nói và có thiên hướng tự kỷ. Vì vậy, không có cách nào dạy con thông minh đơn giản hơn là nói chuyện, và tương tác với trẻ ngay từ  khi còn nhỏ. Vì vậy bố mẹ hãy cố gắng trò chuyện , tương tác trả lời mọi thắc mắc của trẻ.

Phương pháp dạy con thông minh bằng nói chuyện

Phương pháp dạy con thông minh bằng nói chuyện

2. Phát triển cân bằng bán cầu não trái và bán cầu não phải

Chúng ta đều biết răng, bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, viết, tính toán, phân loại,sắp xếp, tư duy trừu tượng, ghi nhớ từ ngữ và tri giác thời gian.Còn bán cầu não phải có vai trò xử lý hình tượng tổng thể, phân biệt hình vẽ, các khái niệm không gian, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng bắt chước… Bán cầu phải có cơ năng mang tính tổng hợp, sáng tạo, chỉnh thể, chủ quan trực giác, thái độ, tình cảm,trí tưởng tượng, thái độ, tình cảm, ý chí của con người. Tuy rằng mỗi bên bán cầu não có chức năng riêng trong sự sống, song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động của não. Phát triển cân bằng cả bán cầu não phải và bán cầu não trái là một trong những nguyên tắc quan trọng để phát triển trí tuệ cho trẻ.

3. Đọc sách cho trẻ nghe

Sách luôn là một kho tri thức vô hạn, vì vậy khi trẻ bắt đầu nhận biết được ngôn ngữ của  bố mẹ nói, hãy thường xuyên đọc cho trẻ nghe những cuốn sách phù hợp với từng giai đoạn. Những câu chuyện nhẹ nhàng, gần gũi mang tính giáo dục sẽ luôn kích thích sự hứng thú của trẻ. cũng qua việc đọc sách cho con, bố mẹ cũng sẽ có thiều thời gian bên con để trò chuyện, yêu thương. Giai đoạn trẻ biết nói, thì qua việc đọc sách cho trẻ nghe, bố mẹ bắt đầu có thể kết hợp luyện trí nhớ cho trẻ thông qua những câu hỏi, bàn luận về câu chuyện mình đã đọc. Việc đọc sách cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ cũng sẽ hình thành một thói quen hạm đọc sách rất tốt chó trẻ sau  này.

Phương pháp dạy con thông minh bằng đọc sách

4. Tạo cơ hội cho trẻ đi và nhìn nhiều hơn

Thế giới xung quanh ta luôn là những khám phá kì diệu đối với trẻ. Khi trẻ biết đi hoàn toàn, hãy tận dụng không gian đê cho trẻ từ đi khám phá thế giới xung quanh bằng đôi chân của mình. Đưa trẻ đi dạo trong công viên, con đường quanh ngõ xóm… là phương phát hữu hiệu để cho trẻ khám phá. Lúc đưa trẻ đi học, bố mẹ nên đậu xe xa cổng trường một chút và dắt trẻ đi  bộ một quãng đường nào đó, có thê là qua một đoạn phố, một cái chợ nhỏ. Đó là đoạn đường mà trẻ có thể quan sát được rất nhiều thứ xung quanh mình. Trong quá trình quan sát xung quanh, trẻ sẽ tự đặt ra những câu hỏi trong đầu, tại sao, vì sao?…Lúc đó, bố mẹ hãy là cô giáo để giúp trẻ hiểu hơn về mọi thứ xung quanh. Chính những quá trình vui chơi ngoài trời, tìm hiểu từ thực tế sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng trí tuệ, xã hội một cách toàn diện hơn.

5. Rèn luyện khả năng nghe nhạc

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra răng,cho trẻ nghe nhạc thường xuyên có thê giúp trẻ phát triển trí nhớ và sự tập trung. Âm nhạc góp phần kích thích não bộ, giảm căng thẳng, tạo sự đam mê cho trẻ, giúp trẻ phát triển tâm hồn. Học cách chơi một số loại nhạc cụ cũng sẽ giúp cho trẻ phát triển khả năng ghi nhớ tốt hơn

Rèn luyện khả năng nghe nhạc

6. Hạn chế xem tivi, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử

Một nghiên cứu của học viện Nhi khoa Hoa Kỳ chỉ ra rằng, trẻ dưới 2 tuổi không nên cho  xem truyền hình và tiếp xúc với các thiết bị vô tuyến.Trẻ em từ 2 tuổi trở lên không không xem tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng quá 2 giờ một ngày. Khi cho trẻ sử dụng, bố mẹ nên chọn lọc những chương trình phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tốt nhất bố  mẹ hãy giành thời gian cụ thể cùng trẻ xem và qua đó khéo léo vận dụng để dạy trẻ các kiến thức. Đó là một cách dạy mà không dạy, học mà không học để trẻ có phương pháp tư duy logic và lượng kiến thức tự nhiên.

7. Luôn áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Trẻ nhỏ rất tò mò, hiếu động và thích làm khám phá mọi thứ xung quanh theo ý mình. Điều này rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Bố mẹ chỉ cần giữ cho trẻ an toàn trong tầm kiểm soát là được.

Mỗi một đứa trẻ đều có một sự khác biệt nhất định về thể chất, tâm lý, trí tuệ và tình cảm. Do đó bố mẹ không nên máy móc áp dụng theo một phương pháp dạy con thông minh đâu đó được. Vì vậy bố mẹ cần để ý quan sát vì nó có thê ảnh hưởng trực tiếp hoặc dán tiếp tương lai của trẻ. Những trải nghiệm đầu đời cần phải phù hợp với mức độ phát triển của trẻ. Đồng thời  bố mẹ phải xây dựng dựa trên những cơ sở mà trẻ đã được biết và có thể thực làm được. Chính vì vậy, bố mẹ phải cẩn trọng, không nên dạy những gì quá khó đối với trẻ. Dựa trên những nhu cầu, khả năng, thế mạnh và hứng thú của từng trẻ để giúp trẻ hứng thú với học tập và phát triển thế mạnh của mỗi trẻ. Bằng những cách khác nhau và cả hoạt động vui chơi để tạo cơ hội học tập cho trẻ. Bố mẹ cần dựa trên những nhu cầu, khả năng, hứng thú và thế mạnh của trẻ mà xây dựng các kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ.

Ví dụ như khi bố mẹ đang dạy trẻ tập đếm trên các que tính mà trẻ cứ ngó nghiêng ngoài sân, vườn. Thì lúc này có thể dừng lại cùng bé ngắm nhìn sân, vườn, rồi qua đó khéo léo vân dụng để tiếp tục tập đếm cho trẻ một cách tự nhiên như đếm mấy cái dây trogn vườn chẳng  hạn. Như vậy trẻ sẽ không bị nhàm chán trong lúc học.

8. Cho trẻ ăn uống đầy đủ, đúng cách

Một chế độ ăn uống đầy đủ chất đặc biệt quan trọng trong quá trình nuôi dạy một đứa trẻ thông minh. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất. Một chế độ ăn uống đầy đủ các loại protein sẽ giúp trẻ cải thiện não bộ, tập trung trí nhớ, mức độ tỉnh táo và tư duy của trẻ. Các thực phẩm chứa các dưỡng chất quan trọng tốt cho sự phát triển của não bộ trẻ bao gồm Omega 3, DHA, AA, Lutein, Cholin, Sắt, Omega 6, Taurin, Kẽm, Acid Folid, Iốt …. Trong đó bố mẹ  nên chú trọng chọn sản phẩm có bổ sung DHA ,HMO, Vitamin E tự nhiên và Lutein có tác dụng hỗ trợ phát triển trí não toàn diện, tăng cường hệ miễn dịch và giúp đôi mắt khỏe mạnh. Các loại carbohydrate chế biến và đường có ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ và mức độ tập trung của trẻ, vì vậy bạn cần lưu ý điều này.

Giợi ý một số  khóa họa Online bố mẹ tham khảo:

Siêu trí nhớ học đường của thầy Nguyễn Phùng Phong

Dinodihoc Key Study – Ứng dụng giáo dục tiền tiểu học dành cho trẻ 3 -6 tuổi 

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

thegioimebe.com.vn
Logo
Register New Account
Reset Password
Compare items
  • So sánh kỹ thuật (0)
Compare
0
chat-active-icon