Tập Cho Trẻ Ngồi Ăn Cùng Gia Đình – Suối Nguồn Hạnh Phúc

Đối với mỗi gia đình Việt Nam, bữa ăn cùng nhau không đơn giản chỉ là việc cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn là nơi để mọi thành viên trong gia đình có thời gian chăm sóc, chia sẻ cùng nhau buồn vui trong cuộc sống. Vậy bữa ăn có đầy đủ thành viên trong gia đình có ý nghĩa đăc biệt gì, hãy cùng Thế giới Mẹ Bé tìm hiểu nhé.

Tại sao nên tập cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình

Vì quá lo lắng  mà nhiều bố mẹ đã làm cho bữa ăn của trẻ trưở nên phức tạp. Tách trẻ ra khỏi bữa ăn của gia đình. Vô tình, trẻ bị cách ly khỏi những sinh hoạt mà đáng ra chúng được tham dự. Đút cho con ăn trước vì sợ con nôi ói, quấy phá làm ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình. Hay đến bữa ăn là dùng mọi biện pháp như nài nỉ, giỗ giành, không được thì chuyển sang quát mắng đe nẹt con. Tự nhiên bữa cơm gia đình thành không khí căng thẳng cho cả con lẫn bố mẹ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ biết cách hành xử đúng đắn chừng mực thì trẻ sẽ không gặp phải những vấn đề ăn uống. Hãy biết đối xử với trẻ như những thành viên khác trong gia đình sẽ giúp cho bữa cơm gia đình trở nên hoàn hảo hơn.

Tập Cho Trẻ Ngồi Ăn Cùng Gia Đình

Tập Cho Trẻ Ngồi Ăn Cùng Gia Đình Là Một Nét Văn Hóa

Bữa ăn gia đình thể hiện một văn hóa: Bữa ăn cùng gia đình, đó không chỉ là là ngồi ăn chung cùng với nhau để lấp đầy khoảng trống trong dạ dày mỗi thành viên. Bữa ăn, nơi ẩn chứa bao giá trị thuyền thống, văn hóa tốt đẹp của một gia đình, đất nước. Với bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, bữa ăn là nơi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi con người. Với dân tộc Việt Nam ta chúng ta cũng vậy. Bố mẹ thường nhắc nhở con rằng “học ăn, học nói, học gói, học mở”, như vậy để thấy rằng, việc ăn không chỉ là bản năng sinh tồn của mỗi con người mà đó là cả một quá trình học tập. Ở đó, con chúng ta sẽ học được lễ, được đạo. Trong bữa ăn gia đình, người lớn tuổi bao gồm ông bà cha mẹ là nười được kính trọng. Vậy nên lễ trong bữa ăn là lễ phép trong cách ăn uống. Bữa ăn sẽ dạy cho trẻ biết biết mời ông bà cha mẹ trước khi ăn, biết kính những thứ ngon cho ông bà ông bà. Cũng trong bữa ăn, trẻ nhỏ là thành viên càn được quan tâm chăm sóc cho nên khi bố mẹ ông bà  ăn gì cũng sẽ nhường những miếng ngon cho con, cho cháu. Cho nên đạo ở đây là đạo làm con làm cháu trong gia đình biêt kính trên nhường dưới. Trong bữa ăn, qua cách quan sát những hành vi cử chỉ của người lớn trẻ  sẽ học được cách biết ăn cái gì trước, cái gì sau. Nếu xét trên góc độ thẩm mỹ, có những nơi, bữa ăn cùng gia đình được nân lên tầm văn hóa tinh túy của dân tộc.

Trẻ học được nhiều kỹ năng sinh hoạt tập thể: Tại sao lại nói vậy, bởi khi ăn cùng gia đình, chúng ta sẽ yêu cầu trẻ cùng phụ giúp chúng ta. Bắt đầu bằng việc chuẩn bị nấu ăn, ta có thế cho trẻ cùng nhặt rau, rửa rau hay các việc phụ giúp chúng ta nấu  nướng. Đến lúc dọn ăn trẻ sẽ cùng chúng ta phụ dọn bát đũa, lau bàn… Những công việc tưởng chừng là nghĩa vụ của chúng ta cho mỗi bữa ăn gia đình, nhưng khi cho trẻ cùng phụ giúp, dần trẻ sẽ quen và hiểu được nhiều thông điệp trong đó.

Cầu nối gắn kết các thành viên trong gia đình: Ngày nay, với cuộc sống ngày càng tấp nập hối hả thì việc có được bữa ăn có đầy đủ các thành viên trong gia đình đang bắt đầu ít dần. Thay vào đó là những bữa cơm ăn vội, ăn muộn mỗi người một giờ khác nhau, vô tình chung đã tạo cho mỗi lớp trẻ sau này mất đi tính gắn kết yêu thương san sẻ trong gia đình. Bữa ăn nơi mà mọi thành viên trong gia đình đều tạo cho nhau tiếng cười, niềm hạnh phúc, giúp gắn kết các thành viên trong gia đình hơn bao giờ hết. Hãy biết cách tạo nên bữa ăn vui tươi ấm áp aua những câu chuyện chia sẻ trên mâm cơm. Có như thế các thành viên sẽ biết được vấn đề của nhau và cùng nhau chia sẻ. Với trẻ nhỏ, bữa cơm gia đình là nơi cho chúng học được sự yêu thương, chia sẻ và lòng biết ơn. Trẻ luôn có tính quan sát và học hỏi rất nhanh trong mọi vấn đề, chính vì thế mà mỗi hành động, lời nó trên mâm cơm đều được chúng  ghi nhớ là làm theo khi có điệu kiện phát huy. Hãy tạo sự kết nối với trẻ bằng những câu hỏi, chia sẻ về trường, lớp, bạn bè chúng, hay có thể bàn luận một vấn đề nào đó để chúng thấy rằng bố mẹ không đối xử với mình theo cách của một đứa trẻ con bình thường.

Giúp bé có thói quen ăn uống lành mạnh: Ngày nay chất lượng cuộc sống ngày càng tăng lên, do đó bữa ăn gia đình luôn đầy đủ thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng. Khi trẻ ngồi ăn cùng gia đình, dù ít hay nhiều thì trẻ cũng sẽ ăn cùng những thứ bố mẹ ăn. Do đó, bố mẹ có thể dần điều chỉnh các hành vi ăn uống của trẻ cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ. Theo số liệu nghiên cứu của trường đại học Havard thì tỷ lệ những trẻ có được ăn cơm cùng gia đình có mức độ sử dùng các loại thức ăn ngọt, có ga, thức ăn vặt ít hơn những đữa trẻ khác. Bữa găn cùng gia đình cũng giúp trẻ có thói quen ăn uống khoa học và giờ giấc hơn. Rõ ràng, những bữa ăn cùng gia đình nếu được hình thành sớm từ trẻ sẽ giúp chúng khi trưởng thành có thói quen ăn uống khoa học hơn

Tập Cho Trẻ Ăn Cùng Gia Đình Giúp bé có thói quen ăn uống lành mạnh

Tập Cho Trẻ Ăn Cùng Gia Đình Giúp bé có thói quen ăn uống lành mạnh

Trẻ học được cách chia sẻ công việc, chia sẻ yêu thương: Nếu muốn một đứa trẻ lớn lên có được lòng vị tha, tình yêu thương, chia sẻ thì tốt nhất hãy bắt đầu bằng việc cho chúng tham gia vào những bữa ăn cùng gia đình. Bởi khi cho trẻ tham gia bữa ăn cùng gia đình không phải là việc chúng ta làm tất cả mọi việc rồi bày ra mẫm và gọi chúng lại ăn. Mà qua bữa ăn cùng gia đình, bố mẹ hãy truyền đi thông điệp chia sẻ công việc bằng cách nhờ con phụ giúp cùng mình. Trong lúc mẹ đang cắm cơm thì có thê nhờ con lấy đồ ăn trong tủ lạnh ra, trong lúc mẹ đang làm cá làm thịt thì con có thể nhờ con bóc  hành, nhặt rau. Trong lúc mẹ lấy đồ ăn ra bàn ăn thì có thê nhờ con lau bàn, lấy đũa…qua đó truyền thông điệp khéo léo về tính tự lập.

Trong bữa ăn bố mẹ thường thường hay gắp những miếng ngon cho con, nếu nhà có ông bà thì bố mẹ sẽ mời ông bà, gắp cho ông bà những miếng ngon, mềm… dần dần trẻ sẽ lưu lại những hình ảnh đó trong đầu. Lâu trẻ sẽ hiểu được thông điệm “kính trên nhường dưới. Khi lớn lên chúng sẽ học được cách lễ phép, chia sẻ những yêu thương đó với người khác.

Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, cải thiện kỹ năng giao tiếp: Trong bữa ăn cùng gia dình, bố mẹ, các con cùng trò chuyện, những câu chuyện về công việc của bố mẹ, những câu chuyện ở tường ở lớp của khi con chia sẻ sẽ giúp chúng có được vốn từ vựng, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp rất tốt.

Giúp trẻ ít gặp các hành vi tiêu cưc, cải thiện thành tích học tập: Có thể thấy, mọi hành vi tiêu cực của trẻ đều xuất phát từ những sự việc mà trẻ không thể giải quyết, không biết cách giải quyết hoặc không tìm được ai giúp chúng giải quyết. Vì vậy qua bữa ăn. hãy tạo nên không khí vui vẻ, bằng việc các thành viên chia sẻ những công việc nổi bật của mình hôm nay, hay hững khó khăn vướng mắc chủa mình. Những hình thức sinh hoạt như vậy sẽ làm cho trẻ tâm sự chia sẻ  những suy nghĩ của chúng. Bố mẹ sẽ cùng con tìm hiểu bàn luận và tìm cách giải quyết vấn đề. Từ đó giúp chúng  gỡ bỏ được những vướng mắc trong trong người. Chính những chia se gắn kế như vậy trong bữa cơm gia đình mà giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản, ít gặp các sang chấn tâm lý, giúp cải thiện thành tích trong học tập rất nhiều.

Tập cho trẻ ngồi ăn cơm cùng gia đình như thế nào

Với những lợi ích thấy rõ của bữa cơm gia đình như vậy, hẳn chúng ta đều có một câu hỏi, vậy tập cho trẻ ăn cơm cùng gia  đình như thế nào? Bắt đầu cho trẻ ăn cơm cùng gia đình từ lúc nào… Vấn đề ở đây không phải là tập mà hãy hình thành dần trong tiềm thức của trẻ rằng bữa ăn cùng gia đình là rất quan trọng. Hãy cho chúng hiểu được ý nghĩa của bữa cơm gia đình. Có thể phân ra các giai đoạn đê tập cho trẻ ăn cùng gia đình như sau:

Tập Cho Trẻ Ăn Cùng Gia Đình2

Tập Cho Trẻ Ăn Dặm Cùng Gia Đình

Tập cho trẻ ăn dặm cùng gia đình: Gai đoạn tập cho trẻ ăn dặm có lẽ là gia đoạn gian nan nhất trong mỗi ông bố bà mẹ chúng ta, vậy nên ngay từ những ngày đầu đầu, hãy tập cho trẻ có thói quen ăn uống khoa học đã. Đầu tiên bố mẹ nên tạo cho bé thói quen ngồi một chỗ và tập trung ăn uống. Không nên vừa bồng bế, cho bé ngồi trên xe đẩy vừa đi dạo vừa đút cho bé ăn, hay vừa cho bé ăn vừa cho trẻ xem ti vi. Như vậy sẽ hình thành ngay cho chúng những thói quen rất tai hại sau này. Chúng ta chưa nên cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình ngay khi tập cho con ăn dặm. Hãy tập từ khi trẻ có hệ xương, cột sống đủ vững để ngồi cùng gia đình. Khi trẻ có thể  ngồi vững thì bố mẹ hãy sắm một chiếc ghế ăn dặm cho bé để bé có thể ngồi cùng bàn ăn với gia đình. Ghế ăn dặm có thể là loại ghế chân cao có điểu chỉnh hoặc ghế thấp mình kê lên ghế ăn của gia đình. Giai đoạn bé đang mới tập ăn bột, hãy cho bé ngồi cạnh mẹ. Trong lúc mẹ ăn thì hãy bắt đầu tập đút cho bé ăn cùng, trong quá trinh này có thể sẽ làm cho bữa cơm của mẹ và gia đình kéo dài hơn một chút. Nhưng bố mẹ hãy tập từ từ và rút ngắn bữa ăn của trẻ xuống dần. Khi trẻ bắt đầu biết cầm nắm các đồ vật và biết gặm đồ ăn, bố mẹ hãy chuẩn bị các món ăn phù  hợp với con, ban đầu có thể cho trẻ dùng tay cầm bỏ vào miệng gặm chúng, thỉnh thoảng mẹ đút cho bé một thìa. Đây là cách đàu tiên tập cho bé làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài cháo hay bột ăn dặm. Các lọai thức ăn mẹ có thể chuẩn bị như trái cây rau củ quả luộc mềm cho bé. Khi bé quen dần hơn và có biểu hiện ham muốn, mẹ có thể mạnh dạn chế biến các món khác phù hợp với khẩu vị của bé.

Khi trẻ lớn hơn và có thể ăn thức ăn thô như cháo hay cơm thì đây là lúc bố mẹ nên chú ý tập cho trẻ thói quen ngồi ăn bên mâm cơm gia đình. Đây là giai đoạn bé có tính hiếu động cao, khó ngồi yên một chỗ và hay làm mình làm mẩy. Để trẻ ngồi yên bên bàn ăn ăn hết khẩu phần của mình là điều vô cùng gian nan.Vì vậy bố mẹ phải kiên nhẫn và “tôi luyện” cho trẻ.

Lớn hơn một chút, khi trẻ lên hai lên ba, bé có thể tự làm các họat động của bản thân. Thay vì đến bữa gọi bắt trẻ ngồi vào bàn ăn thì trước mỗi bữa ăn, hãy tạo cho trẻ sự hứng thú với bữa cơm bằng việc cùng trẻ vào bếp chuẩn bị. Hãy dạy cho trẻ biết cách phân biệt các loại thực phẩm, biết quy trình chế biến các món ăn. Hay thậm chí có thể chia sẻ công việc nấu ăn với chúng. Điều này sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú trước tiên là trong công việc mình làm cùng với bố  mẹ, sau nữa là chúng sẽ có một sự hồi hộp chờ đợi  những sản phẩm mình cũng có công làm nên trong bữa cơm. Đó là một điều tuyệt vời mà chúng cảm nhận được.

Một điều nữa để tập dần cho trẻ có được thói quen tập trung ăn bữa ăn cùng gia đình là trước mỗi bữa ăn, bố mẹ nên bỏ qua các công việc khác, cất các thiết bị điện tử, tắt tivi để cả gia đình cùng tập trung vào bữa ăn.

Lời kết:

Thật sự hiểu đúng được ý nghĩa bữa ăn của gia đình với con trẻ, chúng ta mới có được quyết tâm, kiên nhẫn để hình thành cho trẻ thói quen từ nhỏ. Bố mẹ đừng ngại con ăn lâu làm ảnh hưởng đến cả gia đình mà tách chúng ra khỏi sinh hoạt của gia đình. Bố mẹ sẽ hãnh diện thế nào nếu đi ăn cùng với các gia đình mà con mình vào bàn ngồi ăn như một người lớn. Biết lễ phép, biết lịch sự và biết gọn gàng. Hi vọng những chi sẻ trên đây sẽ góp thêm một phần tư liệu kiến thước cho bố mẹ trong quá trình nuôi con trưởng thành.

Xem Thêm:

Sữa non tổ yến Goldilac Grow

Chú ý khi dùng sữa non cho trẻ

Kinh Nghiệm Kích Sữa Bằng Máy Hút Sữa

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

thegioimebe.com.vn
Logo
Register New Account
Reset Password
Compare items
  • So sánh kỹ thuật (0)
Compare
0
chat-active-icon