TẬP CHO BÉ NGỦ RIÊNG – HÀNH TRÌNH DẠY CON TỰ LẬP

Tập cho bé ngủ riêng từ sớm là cách tốt nhất để cho con nhanh trưởng thành, tự lập, tự tin vào bản thân. Tránh cho con có hình thành thói quen dựa dẫm vào cha mẹ. Vì vậy, khi có điều kiên thích hợp bố mẹ nên bắt đầu tập cho trẻ ngủ riêng

1. Lợi ích của viêc tập cho bé ngủ riêng?

Việc tập cho trẻ ngủ riêng không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bố mẹ và của trẻ mà còn có tác dụng hình thành những thói quen tốt cho con. Những lợi ích mang lại khi cho trẻ ngủ riêng bao gồm:

Giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh: Một nghiên cứu tại Anh cho thấy, hơn 1/2 số ca tử vong ở trẻ sơ sinh do bị mẹ đè lên gây ngạt thở trong lúc ngủ. Điều đó hết sức dễ hiểu vì giai đoạn sơ sinh trẻ đang rất non nớt, hay quấy khóc ngày đêm làm cho mẹ rất mất ngủ, có khi còn không được ngủ. Thêm vào đó, người mẹ mới sinh nên sưc khỏe yếu nên, do đó mỗi khi ngủ thường ngủ rất say giấc, nên việc tay chân gác đè lên bé là điều không tránh khỏi. Các mẹ có biết ở Việt Nam ta khi xưa và đến ngày nay vẫn còn tục đi “thức đẻ” không. (một số vùng miền có tục mỗi khi trong thôn có người đẻ thì các bà, các mẹ có kinh nghiệm đẻ trước đó sẽ đến vào mỗi đêm để thức cùng bà mẹ đẻ). Ngoài mục đích đến chúc mừng, giúp đỡ người sinh đẻ trong những ngày đầu thì còn có ý nghĩa để bảo vệ đứa bé. Họ sẽ thức thâu đêm để chăm cho đứa trẻ đê người mẹ được ngủ nghỉ đầy đủ giấc. Nhưng ngày nay, ở cuộc sống thành thị thì chúng ta chỉ có mẹ đẻ, mẹ chồng đến chăm non thời gian đầu là chủ yếu và tỷ lệ tự đẻ rồi vợ chồng tự chăm là rất nhiều. Nên người mẹ thường rất mệt mỏi trong gia đoạn này.

tập cho bé ngủ riêng từ nhỏ

tập cho bé ngủ riêng từ nhỏ

Trẻ dễ dàng ngủ hơn: Khi trẻ ngủ chung với cha mẹ, trẻ rất dễ hình thành một số thói quen không tốt như quấy khóc nhiều, đòi ăn lúc nửa đêm, khi trẻ thức thì sẽ khó tự ngủ lại vào ban đêm nên rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Trẻ ngủ cùng bố mẹ thường hay bị ảnh hưởng bởi những thói quen ngủ muộn của bố mẹ, cho nên sẽ ảnh hưởng tới giờ giấc ngủ của con. Nếu trẻ tập được tự ngủ một mình thì sẽ dần hình thành những thói quen tốt giúp trẻ tự ru mình vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu giấc và đúng giờ. Từ đó sẽ giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học ngay từ khi còn nhỏ.

Tập cho bé ngủ riêng giúp trẻ hình thành tính tự lập sớm, trẻ gan dạ tự tin hơn mà không cần phải có bố mẹ nằm bên mới ngủ được.

Tránh những tác động tiêu cực tới tâm lý của trẻ: Khi trẻ ngủ chung với bố mẹ có thẻ sẽ hay găp những tình huống không tốt về tâm sinh lý trẻ trong mọi sinh hoạt của bố mẹ .

Bố mẹ sẽ có không gian sống riêng, tránh gây những tâm lý tiêu cực, stress cho bố mẹ. Thực tế cũng đã có nhiều gia đình sứt mẻ tỉnh cảm trong giai đoạn có con nhỏ ngủ chung với bố mẹ.

2. Khi nào nên cho trẻ ngủ riêng?

Việc chọn thời điểm tập cho trẻ ngủ riêng  tùy thuộc vào từng trẻ và cách dạy của bố mẹ, có thể bắt đầu tập từ sớm nếu trẻ hợp tác. Theo các nghiên cứu cho thấy thì không nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ quá 3 tuổi vì thời điểm này trẻ đã có khả năng phân biệt được về giới tính. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố về tập tính, văn hóa mà ở Việt Nam, bố mẹ thường cho trẻ ngủ riêng khá muộn, có khi trẻ học lớp 5, lớp 6 rồi vẫn ngủ cùng bố mẹ.

Thường thời gian thích hợp bắt đầu tập cho bé ngủ một mình bắt đầu từ khoảng 4-6 tuần tuổi. Bé sẽ được lót vào một cái nôi riêng để bên cạnh giường bố mẹ, nơi mà bố mẹ vẫn có thể theo dõi, kiểm soát được sự an toàn cho bé

3. Cách tập cho con ngủ riêng

Khi cảm thấy có thể tập cho trẻ ngủ riêng được, bố mẹ nên làm theo từng giai đoạn một để trẻ làm quen dần với việc phải ngủ xa bố mẹ, không nên bắt trẻ ngủ riêng một cách đột ngột làm trẻ bị hoảng loạn:

Giai đoạn đầu: 4 – 6 tháng tuổi: Bố mẹ nên bắt đầu bằng việc tập cho bé ngủ riêng nhưng ở gần ngay nơi ngủ của bố mẹ, bé có thể quan sát thấy được bố mẹ. Như vậy bố mẹ cũng có thể quan sát và chú ý sự an toàn của con. Con vẫn có cảm giác an toàn lúc ngủ

tập cho bé ngủ riêng từ so sinh 3

tập cho bé ngủ riêng từ so sinh

Giai đoạn 2: Khi trẻ đã bắt đầu chấp nhận được việc ngủ một mình. Bố mẹ sẽ làm một cái màn hoặc ri che giữa chỗ ngủ của bố mẹ và con.

Giai đoạn 3: Khi trẻ tầm khoảng 3 tuổi nên bắt đầu chuẩn bị tâm lý cho trẻ ngủ phòng riêng. Nên động viên, thuyết  phục và tạo hứng thú cho trẻ trẻ ngủ riêng một phòng. Hãy làm cho trẻ thấy việc ngủ riêng một phòng là một điều vô cùng thú vị. Có vẻ đây là một quá đáng sợ đối với trẻ nhưng đó là một phần trong con đường tự lập của trẻ và nên cho trẻ học cách vượt qua nỗi sợ hãi đó;Làm giường tầng cho trẻ, trang trí phòng ngủ theo yêu cầu của trẻ…

-Trang trí phòng ngủ cho trẻ: trẻ sẽ rất thích thú khi mình có riêng một phòng, có một cái giường thật đẹp cùng những vật dùng mà mình yêu thích. Nếu có thể, bố mẹ nên cho trẻ tham gia vào quá trình lên ý tưởng và cùng nhau trang trí phòng.

– Tạo thói quen ngủ cho  trẻ: Hãy bắt đầu giấc ngủ của trẻ bằng lời ru, câu chuyện kể trên chính chiếc giường của trẻ. việc này sẽ dễ đưa trẻ vào giấc ngủ và hình thành thói quen về giấc ngủ trong phòng mình

– Tập cho trẻ đối mặt với nỗi sợ hãi: bằng những lời động viên và những câu chuyện, hãy tạo động lực cũng như sự tự tin cho trẻ để trẻ vượt qua nỗi sợ hãi trong những thời gian đầu.

tập cho bé ngủ riêng

tập cho bé ngủ riêng từ 3 tuổi

4. Những lưu ý khi cho trẻ ngủ riêng

Trong giai đoạn trẻ đang nhỏ, bố mẹ nên tạo một không gian ngủ và các vật dụng an toàn cho trẻ, có thể mua nôi cũi cho bé ngủ. Nên sử dụng các loại chăn mềm mại tránh trẻ bị nghẹt thở khi ngủ. Đối với các trẻ ngủ phòng riêng, nên để các tấm che chắn quanh giường cho trẻ để đảm bảo an toàn nhất. Không nên để các thiết bị điện hay vật dụng dễ gây thương tích cho trẻ.

Việc tập cho bé ngủ riêng bố mẹ không nên ép buộc khi cảm thấy con chưa thực sự sẵn sàng. Mà hãy thuyết phục, phân tích, tạo cho con những điều thú vị khi ngủ riêng để con dần cảm thấy hứng thú với điều đó.

Bố mẹ nên tế nhị chia sẻ với con nếu trẻ phải ngủ riêng khi sắp có em. Đừng để trẻ có cảm giác bị bỏ rơi vì bố mẹ đã có em bé, điều này thường hay gây tổn thương sâu sắc tới tâm lý của trẻ. Dẫn tới việc trẻ có tâm lý đỗ kỵ với em mình, không thích em và tệ hại hơn là có khi có những hành vi bạo lực với em bé.

Không nên cho trẻ ngủ riêng khi điều kiện sức khỏe của trẻ có bất thường: trẻ bị ốm, sốt hay một số triệu chứng bênh lý nguy hiểm cần được chăm sóc toàn diện của bố mẹ.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi thường hay gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp. Cho nên khi tập cho bé ngủ riêng bố mẹ nên đảm bảo tránh gió lùa vào mặt trẻ, đảm bảo nhiệt độ thích hợp..

trang trí phòng tập cho bé ngủ riêng

Tập cho bé ngủ riêng từ sớm mang lại rất nhiều lợi ích chó cả mẹ và con, nhưng phải để trẻ luôn ngủ trong tầm kiểm soát của bố mẹ. Mỗi một trẻ một tính cách và tâm lý khác nhau nên bố mẹ đừng quá quá căng thẳng. Hãy kiên trì thuyết phục con chứ không nên ép buộc con làm theo ý của bố mẹ. Hi vọng những chia se trên đây sẽ nhận được nhiều đóng góp từ quý cha mẹ.

Bố mẹ đọc thêm:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

thegioimebe.com.vn
Logo
Register New Account
Reset Password
Compare items
  • So sánh kỹ thuật (0)
Compare
0
chat-active-icon