Bệnh mất tập trung ở trẻ em. Bố mẹ chớ coi thường

Bệnh mất tập trung ở trẻ em hiện đang là vấn đề khá phổ biến. Nó thường ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ghi nhớ, học tập và phát triển não bộ của trẻ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải để ý, nắm rõ các triệu chứng, biểu hiện của con mình. Kịp thời tìm hiểu nguyên nhân để có những biện pháp chữa trị phù hợp.

1.Biểu hiện của Bệnh mất tập trung ở trẻ em

Trẻ có biểu hiện mất tập trung nếu bố mẹ để ý thì có thể dễ dàng nhận biết, thông thường có dấu hiệu sau:

-Không thể tập trung lâu vào 1 việc:

Mặc dù rất tò mò tìm hiểu song trẻ không chịu ở yên một chỗ để tập trung làm bất cứ một việc gì cho đến lúc hoàn thành. Cho nên bài vở ở trường, công việc ở nhà hay là các công việc được giao trẻ không thể hoàn tất mặc dù không phải do cố tình chống đối hoặc không có khả năng làm. Trẻ thường hay mơ màng khi thực hiện hoặc lơ là, cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi học tập cũng như các hoạt động hàng ngày

-Không tuân theo các chỉ dẫn

Khi trẻ mất tập trung, thường trẻ sẽ không làm theo các chỉ dẫn vì vậy sẽ dẫn đến làm sai hoặc hiểu không đúng. Đối với việc học tập, trẻ sẽ không chú ý đến lời giáo viên giảng bài hoặc hướng dẫn làm bài. Khi ở nhà, trẻ không tập trung nghe bố mẹ nói, hướng dẫn học bài nhờ làm một việc gì đó.

Biểu hiện của Bệnh mất tập trung ở trẻ em

Biểu hiện của Bệnh mất tập trung ở trẻ em

-Dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài

Khi trẻ có biểu hiện của sự mất tập trung, trẻ rất dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động. Những tiếng ồn, trò chơi của các anh chị, những bộ phim hoạt hình, hay thậm chí những cuộc nói chuyện của người khác cũng khiến cho trẻ bị phân tâm.

-Trẻ hay quên:

Một điểm dễ thấy nhất ở các bé bị bệnh mất tập trung đó là chứng học trước quên sau, nói chỉ một đường làm một nẻo. Trẻ rất khó khăn trong việc ghi nhớ và tiếp thu kiến thức.

2.Nguyên nhân gây bệnh mất tập trung ở trẻ

Khi để ý và phát hiện được các biểu hiện của bệnh mất tập trung ở trẻ, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ hoặc hỏi các chuyên gia tâm lý  các tác nhân gây nên hiện thượng này để có những phương pháp phù hợp giúp trẻ cải thiện. Thường bệnh mất tập trung ở trẻ gây ra bởi một số nguyên nhân sau.

Bệnh mất tập trung ở trẻ em

Nguyên nhân gây Bệnh mất tập trung ở trẻ em

Phương pháp giáo dục

Một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến việc gây bệnh mất tập trung ở trẻ là Phương pháp giáo dục. Một trong các thói quen mà bố mẹ vô tình hình thành ngay từ  khi còn nhỏ cho trẻ như: vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem tivi, vừa nói chuyện, vừa học vừa chơi…Chính những cách giáo dục trẻ thiếu tính kỷ luật ngay từ nhỏ khiến trẻ hình thành thói một quen không tốt. Đó là không tập trung làm một việc từ đầu đến cuối và càng lớn trẻ sẽ càng khó cải thiện.

Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, mất cân bằng cũng là một tác nhân gây chứng mất tập trung ở trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ở trẻ mắc bệnh mất tập trung thường thiếu các vi chất cần thiết như sắt, kẽm và các loại vitamin. Đặc biệt là sự thiếu hụt sắt. Thiếu hụt chất sắt sẽ khiến trẻ mệt mỏi về thể chất, mất tập trung, giảm chú ý và gây ra những vấn đề về trí nhớ.

Không ngủ đủ giấc

Từ 10 đến 11 tiếng mỗi ngày là thời gian tối thiếu để cho trẻ ngủ. Nếu không được ngủ đủ giấc trẻ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và uể oải trong người. Điều này tác động trực tiếp đế hiệu quả tiếp thu các kiến thức của trẻ.

Sử dụng các thiết bị công nghệ

Việc cho bé sử dụng các thiết bị công nghệ quá sớm và quá lâu như: iPad, smartphone…là một trong những tác nhân gián tiếp. Việc sử dụng như vậy có thể phá vỡ nhịp sinh học, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Bên cạnh đó làm giảm khả năng phát triển của não bộ của trẻ, khiến trẻ tiếp nhận thông tin một cách thụ động và dễ bị xao nhãng.

Bệnh mất tập trung ở trẻ emq

Di truyền

Bên cạnh các yếu tố tác động thường ngày, bệnh mất tập trung ở trẻ có thể còn xuất phát từ di truyền của cha mẹ. Nếu trong gia đình có người mắc hội chứng thiếu tập trung thì khả năng trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh này cũng khá cao. Hiện tượng này có thể gặp lúc người mẹ mang thai hoặc có khiếm khuyết về não bộ trước khi sinh dẫn đến trẻ chậm phát triển, mất đi khả năng tập trung.

Kém tập trung do bệnh lý: Tâm lý căng thẳng, hoảng loạn, mặc cảm cũng gây nên triệu chứng mất tập trung ở trẻ. Ở những trẻ có tâm lý tiêu cực, thiếu động lực do bị phê bình, chê bai quá  nhiều cũng là tác nhân gây nên bệnh lý  này.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân từ  môi trường xung quanh tác động vào như tiếng ồn từ xe cộ phương tiện, người nói chuyện. Xung quanh có nhiều thứ hấp dẫn sự chú ý của trẻ.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

thegioimebe.com.vn
Logo
Register New Account
Reset Password
Compare items
  • So sánh kỹ thuật (0)
Compare
0
chat-active-icon