DẠY CON TỰ LẬP TỪ NHỎ – BỐ MẸ ĐÃ LÀM CHƯA

Dạy con tự lập từ nhỏ, câu chuyện tưởng chừng đơn giản cho mỗi ông bố bà mẹ chúng ta có thể hoàn thành cho con trước khi con không lớn. Nhưng thực tế đó là một hành trình đầy chông gai và vất vả. Hôm nay, một buổi sáng đẹp trời cuối tuần, không khí thật trong lành, tôi quyết định cho con đi dạo bờ hồ. Lên đến phố Huế, tôi cùng  con bước vào  một quán ăn sáng và gọi cho hai mẹ con hai bát bún ốc. Hai mẹ con trong lúc chờ lấy giấy lau đũa, thìa thì thằng con tôi chỉ sang bàn bên cạnh bảo: mẹ ơi, có anh kia tay bị gì mà con thấy có mẹ đút ăn nãy giờ, lại còn xem điện thoại. Tôi quay sang nhìn, thì các bạn biết sao không, một cậu bé trắng trẻo to cao cũng gần gấp đôi bé nhà tôi. Tôi đoán nó cũng học tầm lớp 3 hoặc lớp 3 gì đó. Nhưng điều làm tôi thấy bất ngờ hơn là cậu ta ngồi ăn mà vừa xem điện thoại, còn bà thì ngồi đút cho cậu từng thìa bún được cắt nát ra. Có lẽ tôi cũng không thể hình dung ra ở trường cậu ta sẽ làm những sinh hoạt các nhân thế nào, ở nhà cậu bé được bố mẹ chăm cỡ nào nữa. Tôi tự nghĩ trong đầu, nếu tôi cũng chăm con tôi như vậy thì liệu lúc ở trường, hay những lúc xa rời tôi, xa rời gia đình, con tôi có thể làm được gì để tự chăm sóc mình. Đến việc ăn còn còn không thể tự lo cho mình được thì làm nên trò trống gì. Nhưng may thay, con tôi năm nay mới 5 tuổi, nhưng mọi việc chăm sóc cá nhân đều tự làm được hết. Tôi không tự hào con mình vì nhìn hình ảnh con tôi với cậu bé kia, nhưng tôi cảm thấy tự tin với phương pháp dạy cho con mình có tính tự lập từ nhỏ.DẠY CON TỰ LẬP TỪ NHỎ

DẠY CON TỰ LẬP TỪ NHỎ

1. Vậy tự lập là gì?

Tự lập là một trong những kỹ năng quan trọng của trong tất cả mỗi người chúng ta. Nó khẳng định bản lĩnh, nhân cách sống của mỗi con người của mỗi người trong cuộc sống. Nó quyết định rất lớn trong quá trình trưởng thành, chín chắn và sự thành công sau này của mỗi người. Với trẻ, nếu tự lập sớm sẽ giúp cho bé có được những hành trang vững chắc khi bước vào cuộc đời sóng  gió sau này. Bởi khi lớn lên bố mẹ sẽ không thể bên cạnh để chỉ bảo, che chở cho con mình mãi được.

2.Tại sao cần dạy con tự lập từ nhỏ

Một thực trạng rất phổ biến hiện nay của các gia đinh việt chúng ta là bố mẹ luôn bảo vệ, che chở, nuông chiều con một cách thái quá. Điều đó đã làm cho tính tự lập của trẻ sẽ mất đi và hình thành thói quen sống dựa dẫm với người khác và xã hội. Khi một đữa trẻ được rèn luyện tính tự lập trong cuộc sống sẽ giúp cho trẻ có những kinh nghiệm sống vững chắc hơn.

Một vài lý do có thể để bố mẹ nên dạy con tự lập từ nhỏ:

Tự tin vào năng lực bản thân: Một đứa trẻ được dạy cách tự lập từ sớm sẽ luôn có những lựa chọn và quyết định mà chúng mà chúng cho là đúng một cách tự tin hơn. Bởi đó là một quá trình được rèn luyện và từ nhỏ bắt đầu từ những việc đơn giản đến khó dần. Trẻ sẽ có được những trỉa nghiệm thực tế qua việc làm của chúng. Thấy được nguyên nhân và hậu quả của những quyết định của mình. Trẻ dần sẽ hiểu bản thân mình hươn, từ đó trẻ dần hình thành ý thức chịu trách nhiệm cho mỗi quyết định   Đây là một yế tố quan trọng quyết định đến sự thành công cuuar trẻ sau này.

– Tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình: Trẻ sẽ tự làm được mọi việc chăm sóc cho bản thân mà không phải phụ thuộc vào cha mẹ nhiều. Sau này khi trưởng thành các vấn đề trong cuộc sống chúng sẽ biết được cách để giải quyết. Nếu đứa đứa trẻ được dạy cách tự lập, chúng sẽ biết nhận những sai lầm bản thân mình

– Trẻ biết cách kiềm chế cảm xúc mình hay trước một sự việc xảy ra. Biết cách tự rèn luyện và nâng cao kiến thức cho bản thân mỗi ngày

– Dạy con tự lập tư nhỏ sẽ giúp cho chúng hiểu được giá trị và khả năng của bản thân chúng.

– Dạy con tự lập tư nhỏ giúp chúng rèn luyện và có được lòng tự trọng khi chúng biết cách tử giải quyết vấn đền của mình.

– Trẻ sẽ đánh giá được những công việc mà người khác làm quan trọng như thế nào

– Giúp trẻ có được sự mạnh mẽ khi đối diện với mọi khó khăn trong cuộc sống sau này.

DẠY CON TỰ LẬP TỪ NHỎ 5

DẠY CON TỰ LẬP TỪ NHỎ

3.Thời điểm nào là tốt nhất để bắt đầu dạy trẻ tự lập

Vậy dạy con tự lập từ nhỏ bắt đầu từ giai đoạn nào thích hợp? Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của tầng bố mẹ. Phụ thuộc vào sự nuông chiều, che chở, bao bọc con mình thế nào. Phụ thuộc vào sự “tàn nhẫn” của mỗi bố mẹ với con mình… Tuy nhiên, để rèn luyện tính tự lập cho trẻ thì theo các chuyên gia tâm lý thì nên bắt đầu khi trẻ hơn 6 tháng tuổi, và thời điểm vàng là khi trẻ được 1,5 – 2 tuổi. Lúc này trẻ đã bắt đầu có những nhận thức nhất định với cuộng sống xung quanh. Giai đoạn này bé đã bắt đầu muốn tìm hiểu tự mình thực hiện các việc cả bản thân như xúc ăn, đi giày, mặc quần áo, đi vệ sinh. Quan trọng là ở gia đoạn này bố mẹ có chịu để và kiên trì hưỡng dẫn bé tự làm những việc đó không. Vì về cơ bản, các ông bố bà mẹ việ nam giai đoạn này sẽ làm cho con mình tất cả mọi chuyện. Tâm lý một là coi con mình “là vàng là ngọc” luôn làm cho các bố mẹ bao bọc che chở con mình một cách thái quá. Hai là thiếu tính kiên nhẫn chỉ dạy và chờ đợi con mình làm một điều gì đó ở giai đoạn này. Ví dụ như  khi trẻ muốn tự đi giày dép của mình. Thì lúc này mọi thao tác của trẻ đều đều rát vụng về nên sẽ mất một lúc lâu bé có thể cho chân mình vào một cái giày. Cho nên bố mẹ sẽ không đủ kiên nhẫn chờ đợi và sẽ làm cho bé. Hay khi cùng đi dạo với bé, bố mẹ sẽ khó kiên nhẫn đê bé bập bõm đi còn chưa vững huống gì là đùng với bố mẹ đên một vị trí nào đó. Và lúc này bố mẹ sẽ bế con và đi nhanh hơn.Do đó, việc rèn trẻ tính tự lập cho trẻ thời gian nào tốt nhất phụ thuộc không nhỏ đến phương pháp và tính kiên nhẫn của bố mẹ.

Xem thêm: Những lợi ích của xe đẩy cho bé

4. Những Gia đoạn quan trọng dạy con tự lập

Hãy dạy cho con mình  tính tự lập để bé tự trải nghiệm được mọi thứ. Bạn hãy đứng cạnh và hướng dẫn chúng làm và thật kiên nhẫn. Để rèn luyện cho con mình có tính tự lập thì ngay những tháng đầu đời chúng ta nên bắt đầu hướng dần dần cho bé;

Dạy con tự lập từ sơ sinh: Nói dạy con tự lập ở giai đoạn này thì chúng ta hơi cứng nhắc. Nhưng từ khi ra đời đến lúc lớn, chúng  ta nên bắt đầu hướng con mình dần dần vào. Đậy là giai đoạn còn quá non nớt ở trẻ nên việc “dạy trẻ” giai đoan này chủ yếu giỗ giành và hạn chế việc áp đặt chúng. Bố mẹ có thể hạn chế bế bồng trẻ trên tay, cho trẻ tự nằm chơi và tương tác với các vật dụng xung quanh. Ban đầu có thể bé sẽ hay khóc lóc đòi người, nhưng dần bé sẽ biết tự chơi một mình với đồ vật xung quanh. Tập lên lịch khoa học cho bé ăn ngủ đúng giờ, ban đầu thì có thể hơi cực một tý nhưng khoảng từ 7 đến 10 tuần tuổi bé sẽ vào giờ giấc khoa học.

Giai đoạn từ 1,5– 3 tuổi: Có thể nói đây là thời điểm vàng để bắt đầu rèn tính tự lập cho bé. Lúc này, bé cảm nhận được các sự vật hiệt tượng xung quan mình. Biết tương tác với mọi người xung quanh. Hơn hết bé bắt đầu tò mò với các hiện tượng sự vật xung quanh mình. Lúc này bố mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn bé tập chơi một mình, tự xúc ăn như cho bé tự cầm thìa xúc váng sữa, sữa chua. Cho bé tập ngồi bô, bệt khi đi vệ sinh hay có thể tập cho bé tự thu dọn đồ chơi của mình. Lúc này các bước chỉ mang tính hướng dẫn trẻ làm và tăng mức độ khó dần lên. Có thể gia đoạn này bé sẽ làm mọi việc rất lóng ngóng, vụng về nên việc cần của bố mẹ là phải có tính kiên nhẫn theo dõi và hướng hẫn trẻ. Việc cấm đoán hay to tiếng với trẻ sẽ làm trẻ hình thành thói quen mất tự tin trước các việc mình làm.

Gia đoạn từ 3 – 6 tuổi: có thể gọi đây là giai đoạn cự kỳ nhạy cảm của trẻ, giai đoạn “giở ông giở thằng” ở trẻ và rất dễ tổn thương. Vì vậy khi dạy trẻ chúng ta không nên áp đặt ra lệnh trẻ làm cái này, cấm làm cái kia và yêu cầu quá cao với việc chúng làm. Hãy biết khích lệ con khi chúng hoàn thành công việc, chỉ ra cái sai của chúng một cách nhẹ nhàng khi chúng mắc lỗi. Mọi câu mắng nhiếc, chê bai sẽ làm cho trẻ mất tự tin và chán nản. Luôn biết cách tạo động lực cho trẻ trong mỗi công việc chúng làm. Đây có thể là giai đoạn tập cho bé các việc như tự biết chăm sóc bản thân như tắm rửa, đánh răng, vệ sinh, thắt dây giày. Rồi theo thời gian có thể là biết cầm chổi quét nhà, giúp bố mẹ chuẩn bị bữa ăn. Hay tập cho trẻ bắt đầu ngủ riêng phòng của chúng…

DẠY CON TỰ LẬP TỪ NHỎ 53

DẠY CON TỰ LẬP TỪ NHỎ GIAI ĐOẠN NÀO

5. Dạy con tự lập từ nhỏ theo phương pháp nào.

Dạy được cho trẻ có tính tự lập trong cuộc sống là cả một hành  trình dài trong quá trình nuôi dạy con của bố mẹ. Không chỉ ngày một ngày hai là có thể tạo cho con tính tự lập được. Và quan trọng hơn là phương pháp dạy của mỗi người. Có một hiện tượng hiện nay là các bố mẹ cứ đua nhau tìm hiểu học hỏi phương pháp dạy con tự lập từ nhỏ theo nước này nước nọ như dạy con tự lập từ nhỏ theo mẹ Nhật, dạy con tự lập theo người Mỹ, dạy con tự lập theo người Do Thái hay dạy con tự lập từ nhỏ theo phương pháp Montessori… Mà bố mẹ quên mất một điều là dù dạy theo phương pháp nào thì cũng  cần phải phù hợp với người dạy, người được dạy, môi trường, văn hóa sống của mỗi dân tộc. Hơn hết là mình có đủ kiến thức, trí tuệ và kiên nhẫn theo phương pháp đó triệt để không. Con bạn được dạy theo phương pháp của bạn có thể sẽ thành công nhưng khi áp dụng vào con tội lại khong thành công. Phương pháp của nước này áp dụng cho con bạn được nhưng con tôi lại không phù hợp. Mỗi phương pháp giáo dục nói chung đều hình thành trên sự nghiên cứu, phân tích về đặc điểm văn hóa, tính cách, môi trường sống. Ví dụ, một  người mẹ có thể ngồi chờ đợi con hàng giờ đồng hồ trong công viên để giải thích và chờ đợi con mình tự đứng dậy khi nó bị ngã. Nhưng mẹ Việt có làm được như vậy hay không. Mẹ Nhật có thể để cho đứa bé 3 tuổi tự mình tập xúc ăn, mặc dù sau mỗi bữa ăn chúng làm cho bàn ăn như bãi chiến trường, đồ ăn dính hết người chúng, có mấy mẹ Việt có làm được vậy. Hay như mẹ Việt có cho trẻ tự ngủ phòng riêng khi con mình được 2, 3 tuổi không hay vẫn bao bọc cho chúng ngủ cùng bố mẹ đến lúc học hết cấp I…

Cho nên, để thấy rằng bố mẹ chúng ta đừng tự huyễn hoặc bản thân mình là phương pháo giáo dục này tốt, nước kia ưu việt mà quên đi yếu tố Kiên trì, kiên trì và kiên trì áp dụng một cách sáng tạo và khéo léo  phương pháp vào tính cách mỗi đứa trẻ.

Nguồn: Kênh Kiến thức dạy trẻ

6.Những sai lầm khi dạy con tập tự lập từ nhỏ hay mắc phải

Qua tìm hiểu và nhận thấy rằng, nhiều bậc phụ huynh vẫn đang nhầm lẫn nghiêm trọng giữa việc bắt ép chúng làm cái này cái kia chúng mới tự làm với việc dạy dỗ, giáo dục con tự tập, tự giác. Như vậy, chúng ta đang dạy con tự lập ảo.

Dạy con tự lập trong công việc gia đình không phải là ra lệnh con phải làm cái này cái kia, theo giờ này giờ kia. Có nhiều bậc phụ huynh còn in ra thời khóa biểu và bắt ép con thực hiện các công việc đó một cách máy móc quá đáng. Như vậy tạo cảm giác bị ra lệnh, ép buộc, do đó chúng sẽ chỉ làm công việc cho hoàn thành một cách sơ sài mà không có hứng thú, không biết ý nghĩa hay lợi ích từ công việc đó. Những đứa trẻ đó lớn lên đã được định hình từ  nhỏ rằng công việc sẽ phải có kế hoạch, giờ giấc sẵn và phải có người vạch ra và đốc thúc mới làm.

Hoặc khi phụ huynh hướng dẫn cho trẻ làm cái  này cái kia, nhưng khi làm sai hoặc chưa hoàn thành, chúng ta chửi mắng chúng té tát lên mà quên đi việc cho chúng biết cách tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm.

Hay có thể ta dạy tính tự lập cho trẻ, nhưng khi trẻ có một quyết định nào đó trong công việc, ta lại “nhiệt tình” phải đối, can ngăn, cấm đoán một cách cực đoan, thì những tự lập có cũng chỉ là tự lập nửa vời mà thôi.

DẠY CON TỰ LẬP TỪ NHỎ 3

Lời kết:

Dạy con tự lập từ nhỏ không đồng nghĩa với việc bỏ mặc cho trẻ tự làm mọi việc. Bố mẹ phải hiểu đúng nếu không sẽ hình thành nên những đứa trẻ vô tâm trong quá trình dạy dỗ. Trẻ tự lập là phải độc lập trong cuốc sống, suy nghĩ và hành động, ngoài việc chúng ta muốn trao quyền cho con làm được việc, thì bậc làm cha mẹ cần có sự đồng hành cùng con và hướng dẫn cụ thể.

Xem thêm:

Gợi ý 6 cách để chế biến đồ ăn dặm đủ dinh dưỡng cho con

Các Chất Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Trẻ Biếng Ăn

6 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI BẠN QUAN TÂM SỮA NON TỔ YẾN GOLDILAC GROW

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

thegioimebe.com.vn
Logo
Register New Account
Reset Password
Compare items
  • So sánh kỹ thuật (0)
Compare
0
chat-active-icon