10 CÁCH DẠY CON TỰ LẬP TỪ 0-6 TUỔI BỐ MẸ NÊN THAM KHẢO

Cách dạy con tự lập, Câu nói nghe qua có vẻ mang tính bác học khi chúng ta – những ông bố bà mẹ đang hàng ngày đau đầu với những đứa con đang tuổi ăn tuổi chơi của mình. Thực ra tự lập, tự chủ và ngày càng làm được nhiều công việc cho bản thân mà không cần phải bố mẹ bận tâm là mong muốn của rất nhiều bậc phụ huynh. Nhưng làm thế nào để rèn luyện cho chúng có được những phẩm chất đó thì lại là một hành trình không hề đơn giản. Hãy cung Thế giới mẹ bé đi tìm hiểu một vài phương pháp xem có thể áp dụng cho con mình không nhé.

1.Hãy để trẻ làm những gì trong khả năng có thể

Để hình thành nên tính tự lập cho trẻ, thì ngay từ những năm tháng đầu đời, bố mẹ nên bắt đầu hướng con dần từ mức độ dễ đến khó. Có một thực tế có thể thấy, vì tính bao bọc quá lớn của các phụ huynh Việt mà chúng ta luôn cầu toàn và luôn ở bên cạnh con mình để che chở, giúp đỡ chúng. Từ những việc nhỏ đến việc khó, phụ huynh luôn muốn đúng theo ý mình mà sẽ làm giúp chúng tất cả. Nhưng như vậy vô tình đã hình thành tư tưởng tâm lý ỷ lại, nhũng nhẽo vào bố mẹ, ông bà. Hãy biết buông khi cần thiết để cho trẻ có thể tự làm những việc của chúng trong khả năng có thể.

Ngay từ những ngày đầu, bố mẹ chúng ta thường luôn ắm bế, ôm ấp chúng bên mình. Thay vào đó, bố mẹ hãy cho trẻ có không gian thoải mái nằm một mình và quẫy đạp theo ý chúng. Trẻ khóc ư, bố mẹ hãy cố tàn nhẫn một chút, cho chúng khóc rồi dần chúng sẽ hình thành thói quen nằm chơi một mình. Nếu để ý xung quanh ta, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình neo người, không có ông bà chăm sóc hay bố mẹ bận rộn thì những đứa trẻ đó từ những ngày đầu rất được ít bồng bế. Chúng sẽ nằm chơi một mình khi được bú sữa mẹ no nê.

Khi con lớn hơn, hãy cho trẻ làm những việc nhẹ nhàng vừa sức của chúng. Thay vì làm hộ cho chúng bố mẹ có thể để cho trẻ tự biết đánh răng, tự biết đi giày, tự biết mặc quần áo… Hãy bên cạnh chúng cổ vũ động viên khen nghợi chúng, như vậy chúng sẽ bắt đầu tự tin vào những việc mình làm. Dạy con tự lập là cả một quá trình dài và vất vả, vì vậy hãy bắt đầu từ những việc đơn giản trước:

CÁCH DẠY CON TỰ LẬP 4

Cách dạy con tự lập từ nhỏ

Tập cho trẻ tự xúc ăn: Khi bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm, thời gian đầu bố mẹ có thể đút cho con ăn. Sau hãy tập cho bé cách cầm thìa và sử dụng thìa xúc thức ăn. Bắt đầu bằng việc lựa chọn cho trẻ một cái thìa phù hơp, cho bé cầm thìa xúc ăn bằng sữa chua, váng sữa… Có thể lúc đầu sẽ vương vãi và bẩn người bé và bàn ghế. Nhưng đó làm những bước quan trọng bố mẹ phải cùng bé vượt qua. Đến khi bé cứng cáp hơn thì có thể trẻ tự cầm thìa xúc ăn một cách gọn gàng, bố mẹ sẽ đỡ vất vả hơn thay vì phải vừa ăn vừa đút cho chúng.

Tập cho trẻ mặc mặc, cởi quần áo: Hầu hết trẻ từ 18- 24 tháng đều biết cởi hay mặc quần áo. Vấn đề là bố mẹ ban đầu hãy hướng dẫn cho bé để bé làm quen dần.

Tập cho bé tự đi giày dép: Khi bé bắt đầu đi vững và học mẫu giáo, bố mẹ nên hướng dẫn và để bé tự đi giày dép của mình. Đừng vì lý do chậm hay muộn học mà làm thay cho bé nhé.

Tập cho bé biết vệ sinh cá nhân: Khi trẻ lên ba và bắt đầu đánh răng, bố mẹ hãy làm cho chúng một khoảng thời gian và hướng dẫn tỷ mỷ. Sau đó hãy cùng con mình đánh răng và tạo cho chúng sự hưng phấn và tập cho chúng làm theo những động tác như mình. Bắt đầu từ tháng thứ 18 trở đi, có thể cho trẻ tập làm quen với việc tự đi vệ sinh bằng cách cho trẻ tự cởi quần, ngồi bô – bệt. Cho bé tiếp xúc và làm quen với việc rửa tay chân khi bé bước sang tháng thứ 24 là thích hợp. Tuy nhiên gian đoạn này trẻ vẫn chưa thể tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ được, do đó bố mẹ cần quan sát và kiểm tra bằng cách đánh răng lại, hay rửa lại cho chúng lần cuối.

Tập cho trẻ biết tính ngăn nắp gọn gàng: Hãy tập cho trẻ có thói quen tự xếp gọn đồ chơi sau khi chơi xong. Thường thì trẻ sẽ vứt đồ chơi bữa bãi sau khi chúng chơi xong, nhưng bố mẹ hãy biết cách khuyến khích chúng tự xếp gọn đồ chơi vào chỗ cũ để lần sau chơi. Sau mỗi lần ăn, uống nước, sữa hãy hướng dẫn trẻ biết xếp gọn cốc chén và bỏ đồ vào thùng rác…

CÁCH DẠY CON TỰ LẬP TỪ NHỎ 7png

Cách dạy con tự lập từ nhỏ

2.Tập cho bé kỹ năng chia sẻ và giúp đỡ người khác

Nếu bạn đang muốn dạy cho trẻ tự lập thì không thể không biết điều này. Đây là bước quan trong trong việc hình thành nên nhân cách con người của trẻ sau này. Bắt đầu từ 2 tuổi, bố mẹ hãy dạy cho trẻ biết được rằng chia sẻ giúp đỡ người khác làm việc làm của một người tốt và hãy tập cho trẻ làm những việc đó. Hãy bắt đầu bằng việc truyền cảm hứng cho trẻ biết giúp bố mẹ lau bàn, quét nhà, giúp mẹ nhặt rau… Dạy cho trẻ biết cách chia sẻ với mọi người xung quanh bắt đầu bằng việc chia sẻ đồ chơi, bánh kẹo với bạn. Hình thói quen quan tâm người khác bằng cách quan tâm hỏi han và chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em và người thân trong gia đình…Hãy để cho trẻ thấy được mình là người có ích và bố mẹ tự hào về chúng.

3. Phân chia công việc cho tầng thành viên trong gia đình

Thông thường khi trẻ còn nhỏ thì thì người lớn là người làm những công việc trong gia đình. Nhưng bây giờ hãy thay đổi quan điểm đó bằng cách phân chia công việc cụ thể cho tầng thành viên trong gia đình. Hãy dạy trẻ cách tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Đây không chỉ không chỉ là những hoạt động nhằm gắn kết tình cảm gia đình mà còn có tác dụng giáo dục cho trẻ biết ý nghĩa của lao động, rèn tính tự lập. Hãy xây dựng bảng phân chia công việc cho tầng thành viên trong gia đình, người nhỏ làm việc nhỏ và đơn giản. Hãy cho trẻ phụ giúp bố mẹ nấu ăn bữa tối như nhặt rau, lấy bát đũa chuẩn bị bữa ăn. Lớn hơn thì hãy giao chó trẻ lau chùi nhà cửa, đi vứt rác, rửa bát đũa, gấp chăn màn, cất quần áo… Đặc biệt, bố mẹ nên có cơ chế thưởng phạt cho trẻ trong mỗi công việc để trẻ biết tự chịu trách nhiệm về công việc của mình.

CÁCH DẠY CON TỰ LẬP 7jpg

Cách dạy con tự lập từ nhỏ

4. Cho bé trải nghiệm cuộc sống bên ngoài

Một trong những bí quyết dạy con tự lập là cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Điều đó giúp có những kỹ năng sống vô cùng quý giá. Hãy để con trong một môi trường an toàn và gần gũi để trẻ học tập và phát huy tính tự lập. Bất cứ một đứa trẻ nào cũng có khả năng quan sát và học hỏi mọi chứ xung quanh, do đó hãy cho chúng được trải nghiệm, học tập và tích lũy kỹ năng sống. Quan sát xung quanh ta có thể thấy, một đứa trẻ sẽ có tư duy tự lập và tự tin hơn khi được tiếp xúc với môi trường bên ngoài sớm hơn những đứa trẻ có ông bà ở nhà chăm đến tuổi mới cho đi học mẫu giáo. Hãy cho bé đi học mẫu giáo khi đến tuổi vì ở đó như một xã hội thu nhỏ đối với trẻ. Ban đầu trẻ sẽ làm quen với môi trường xa bố mẹ và sống trong một môi trường mới lạ. Ở đây trẻ sẽ có nhiều điều kiện để kích thích phát huy tính tự lập của.

DẠY CON TỰ LẬP TỪ NHỎ9

Cách dạy con tự lập từ nhỏ

5.Cha mẹ nên làm gì khi dạy con tự lập

Ngoài việc lấy giáo dục trẻ làm tung tâm thì phần bố mẹ cung quan trọng không kém để hình thành nên những đứa trẻ trưởng thành và tự lập

Cha mẹ nên dạy con bằng hành động cụ thể của chính mình:

Trẻ em là tấm gương phản chiếu lại hành vi, cách cư xử của người lớn một cách rõ ràng nhất. Những gì ông bà, cha mẹ thể hiện hàng ngày sẽ nhanh chóng lưu vào trí nhớ con trẻ, các bé sẽ học theo và thực hành. Thế nên, để cho trẻ chăm chỉ lao động, tự giác làm việc nhà thì chính cha mẹ phải làm gương. Nếu cha mẹ không phải là người chăm chỉ tất nhiên sẽ không thể nào nuôi dạy được đứa trẻ yêu lao động.

Khuyến khích con trong suốt quá trình làm việc:

Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi  là giai đoạn trẻ “cực kỳ” nhạy cảm. Chúng sẽ rất dễ tổn thương với những lời chê bai, mắng chửi của cha mẹ, sự áp đặt và yêu cầu của bản thân đối với công việc trẻ làm quá cao, đôi khi thường làm cho chúng thấy chán nản và muốn bỏ cuộc. Thay vào đó, hãy khích lệ , truyền cảm hứng con bằng những lời động viên và ghi nhận thành quả chúng đạt được.

Bí-quyết-tạo-động-lực-cho-con-bố-mẹ-nên-biết

Bản thân ba mẹ phải là người bản lĩnh và hiểu biết.

Những quan niệm về dạy con tự lập luôn khác nhau ở mỗi giai đoạn và ở các phương pháp. Bố mẹ không thể duy trì hay cổ xúy cho tư tưởng bao bọc che chở con cái quá mức từ thời xa xưa nữa. Bản thân bố mẹ hãy là người hiểu biết và bản lĩnh trong hành trình dạy con tự lập. Hiểu biết để lựa chọn đúng cách dạy con tự lập  để trẻ phát huy từ khi còn nhỏ. Bản lĩnh trong việc không dao động mủn lòng thương xót con trược những phương pháp mà mình đã áp dụng .

Bố mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi con thực hiện, để con được tự làm những công việc trong khả năng của chúng.

Bố mẹ hãy bớt lo lắng chăm sóc con một chút để trẻ nhanh trưởng thành. Thay vì cứ suốt ngày lo lắng con con có ăn no không, có lạnh không có ổn không thì hãy biết các lười đi một chút để con có được những khả năng đê tự biết lo và chăm sóc cho bản thân mình hơn.

Bố mẹ hãy bớt bảo vệ con đi một chút mà hãy hướng dẫn và dạy cho con biết những kỹ năng sinh tồn cơ bản trong cuộc sống như biết đi đúng phần đường của  mình, biết kỹ năng thoát hiểm. Hãy cho chúng tập nhớ số điện thoại bố mẹ.

Bố mẹ cũng nên bớt ra lệnh cho con làm việc này việc kia mà hãy hướng dẫn những việc cần làm cho chúng theo thời gian biểu và để chúng tự kiêm soát bản thân chúng.

Bản thân bố mẹ cũng nên đừng quá ám ảnh bởi sự hoàn hảo thái quá. Có thể khi ta cho chúng làm việc này việc kia sẽ làm hỏng một số thứ, có thể hoàn thành có thể chưa. Nhưng bố mẹ không trên trách mắng chúng mà hãy động viên để trẻ có tự tin. Như vậy thì lần tiếp theo bé sẽ tự rút được kinh nghiệm và làm tốt hơn những lần trước.

Tạo môi trường sinh hoạt có tính tổ chức.

Trẻ con vốn dĩ rất nhạy cảm trong việc bắt chước người lớn. Vì vậy mà mọi hoạt động và việc làm, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình đều có thể được bé ghi nhận và sẽ bắt chước làm theo khi nào bé học được. Vì vậy, cha mẹ hãy là người làm việc có kế hoạch, có tổ chức về thời gian và không gian khoa học sẽ giúp ích cho quá trình rèn luyện của trẻ. Ví dụ bữa ăn tối sẽ bắt đầu lúc mấy giờ và yêu cầu mọi người cất điện thoại, tắt tivi và tâp trung vào bữa ăn. Buổi sáng sẽ dậy lúc mấy giờ và là nhưng việc gì…

Lời kết:

Dạy con tự lập là một hành trình dài và gian nan vất vả.Những điều tinh tế trong môi trường được bố mẹ chuẩn bị sẽ chính là “cái nôi” nuôi dưỡng tinh thần tự lập ở mỗi đứa trẻ. Và ba mẹ chính là những người tạo nên mọi điều đặc biệt như vậy trong tuổi thơ của con để con có những hành trang vững chắc cho cuộc đời sau này của trẻ. Những chia sẻ trên đây là sự nghiên cứu tổng hợp và chắt lọc qua nhiều nguồn thông tin khác nhau. Hi vọng sẽ giúp ích được cho bố mẹ trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành.

Xem thêm:

Cách pha sữa non tổ yến GOLDILAC GROW

Sữa non tổ yến GOLDILAC GROW có tốt không

Các Chất Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Trẻ Biếng Ăn

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

thegioimebe.com.vn
Logo
Register New Account
Reset Password
Compare items
  • So sánh kỹ thuật (0)
Compare
0
chat-active-icon